Chào bán cổ phần cho Hana Financial Investment, vốn chủ sở hữu Chứng khoán BIDV (BSC) tăng 16 bậc, lọt top 10
BSC sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác Hana Financial Investment Co., Ltd (HFI) hơn 65,73 triệu cổ phần, tương ứng 35% vốn điều lệ của BSC sau khi tăng vốn. Thặng dư phát hành đạt khoảng 2.100 tỷ đồng trong tổng giá trị tăng vốn khoảng 2.700 tỷ đồng, sẽ được giữ lại cho hoạt động của công ty, lượng vốn lớn này kỳ vọng sẽ là cú hích, để BSC nâng cao về vị thế cạnh tranh, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng cho khách hàng trong thời gian tới.
Trước đó ngày 10/03/2022, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đã ban hành Nghị quyết số 223/NQ-BSC thông qua văn kiện giao dịch với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, BSC sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác Hana Financial Investment Co., Ltd (HFI) 65.730.042 cổ phần, tương ứng 35% vốn điều lệ của BSC sau khi tăng vốn. Tổng giá trị phát hành thêm khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó thặng dư vốn là khoảng 2.100 tỷ đồng, kỳ vọng sẽ là cú hích, để BSC nâng cao về vị thế cạnh tranh, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng cho khách hàng trong thời gian tới.
Dự kiến sau đợt phát hành, quy mô tài sản và nguồn vốn của BSC sẽ được cải thiện rõ rệt. Vốn điều lệ của BSC sẽ tăng lên khoảng 1.878 tỷ đồng, xếp thứ 19 trong tổng số các CTCK (tăng 3 bậc so với thời điểm cuối năm 2021). Vốn chủ sở hữu sau tăng vốn của BSC dự kiến lên mức khoảng 4.400 tỷ đồng, vươn lên đứng thứ 10/88 CTCK (tăng 16 bậc so với năm 2021 khi BSC xếp hạng 26 về quy mô VCSH).
Trong năm 2021, BSC tiếp tục đạt được những kết quả kinh doanh tương đối khả quan dù quy mô về tài sản và nguồn vốn còn khá hạn chế so với top 10 CTCK cùng ngành. Công ty tiếp tục duy trì được thị phần môi giới ở mức 2,83%, và giữ thế cạnh tranh trực tiếp với các CTCK khác trong top 10, dù quy mô cho vay margin của BSC, do hạn chế bởi vốn chủ sở hữu, chỉ đạt khoảng 2.600 tỷ, xếp thứ 20/88 trong tổng số các CTCK.
Với quy mô vốn chủ tăng mạnh, BSC sẽ có thêm dư địa phát triển các hoạt động kinh doanh, trong đó có môi giới và cho vay margin, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các CTCK trong cùng ngành.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận sau thuế của BSC trong năm 2021 đạt 357 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2020. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của BSC trong năm 2021 đạt 20,8%, xếp thứ 5 so với các CTCK có thị phần lớn nhất trên sàn HSX (ROE trung bình top 10 đạt 18.9%).
Với nguồn vốn khoảng 2700 tỷ đồng sẽ thu được từ đợt phát hành, được bổ sung vào hoạt động kinh doanh, nếu tiếp tục duy trì được ROE ở mức cao như hiện tại, BSC kỳ vọng có thể hướng tới mức lợi nhuận 1.000 tỷ đồng trong 1-2 năm tới. Như vậy, có thể kỳ vọng rằng, nguồn vốn mới sẽ là cú hích để BSC nâng cao về vị thế, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh dựa trên đầu tư các nền tảng, hệ thống công nghệ hiện đại và mở rộng năng lực kinh doanh thông qua phát triển hệ sinh thái cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng cho khách hàng.
Bảo SơnGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.