Chất xơ, men vi sinh và mối quan hệ với sự phát triển bệnh ung thư
Trong một phát hiện mới, mỗi khi tăng 5g chất xơ trong chế độ ăn có thể làm giảm đến 30% nguy cơ tử vong và tiến triển bệnh ung thư. Điều này được cho là nhờ tác động tích cực của chất xơ đối với hệ vi sinh vật đường ruột của người bệnh.
- 1. Chất xơ trong chế độ ăn ảnh hưởng đến tiên lượng sống trong bệnh ung thư
- 2. Mối quan hệ giữa chế độ ăn giàu chất xơ và sử dụng men vi sinh
- 3. Một số hạn chế của nghiên cứu
- 4. Men vi sinh có thể gây hại cho sức khỏe
Chất xơ là thành phần có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm gồm trái cây, rau củ hay ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn giàu chất xơ được biết đến với nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và bệnh tiểu đường,...
Bên cạnh đó, chất xơ còn được cho là có khả năng tác động tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này khiến những người ăn nhiều chất xơ thường có sức khỏe đường ruột tốt hơn.
Mà sự ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đường ruột đối với sức khỏe con người là điều đã được chứng minh. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể tác động lên trị liệu miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, những nghiên cứu tương tự về lợi ích của chế độ ăn kiêng hay bổ sung vi sinh vật trong bệnh ung thư còn khá hạn chế.
Giáo sư Jennifer Wargo đến từ Trung tâm Ung thư Anderson MD nói rằng, "Nghiên cứu của chúng tôi và những nghiên cứu khác đã chứng minh hệ vi khuẩn đường ruột có tác động đến liệu pháp trị liệu miễn dịch. Tuy nhiên, vai trò của chế độ ăn kiêng và bổ sung lợi khuẩn vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng."
1. Chất xơ trong chế độ ăn ảnh hưởng đến tiên lượng sống trong bệnh ung thư
Giáo sư Wargo và các cộng sự của mình đã tiến hành một nghiên cứu mới trên những bệnh nhân bị bệnh ung thư sắc tố. Họ nhận ra, những bệnh nhân ăn nhiều chất xơ hơn có sự đáp ứng tốt hơn với liệu pháp miễn dịch. Kết quả của nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học.
Cụ thể, tỷ lệ sống sót và bệnh ung thư ngừng tiến triển ở các bệnh nhân này đều tăng lên sau hơn 13 tháng điều trị so với các bệnh nhân khác. Cứ mỗi khi tăng lên 5g chất xơ trong chế độ ăn sẽ làm giảm đi 30% nguy cơ tử vong và tiến triển bệnh ở những bệnh nhân bị bệnh ung thư.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng có thêm một phát hiện thú vị khác trong nghiên cứu. Họ thấy rằng, những người chỉ sử chất xơ nhưng không bổ sung vi khuẩn mới là những người đáp ứng tốt nhất với điều trị bệnh ung thư.
Theo các nhà khoa học, đặc điểm chung của những người bệnh đáp ứng tốt với điều trị là đều chứa nhiều vi khuẩn họ Ruminococcaceae và vi khuẩn Faecalibacterium prausnitzii trong đường ruột. Những loại vi khuẩn này có khả năng phân hủy chất xơ và tinh bột được sử dụng trong chế độ ăn.
Sự khác biệt này được ghi nhận sau khi đã tính toán về ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như chỉ số khối cơ thể, tuổi tác và sử dụng kháng sinh.
Đọc thêm:
- Ung thư tuyến giáp: Ăn gì sau khi uống iod phóng xạ?
- Những thực phẩm không nên kết hợp với nhau, tránh gây hại tới sức khỏe
2. Mối quan hệ giữa chế độ ăn giàu chất xơ và sử dụng men vi sinh
Để tìm hiểu mối quan hệ trên, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá 128 người tham gia. Họ đều là những người được sử dụng các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch khi bắt đầu điều trị bệnh ung thư. Vì vậy ngăn chặn việc các tế bào miễn dịch ngừng hoạt động trước khi các tế bào ung thư bị tiêu diệt.
Những người tham gia được yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi để cung cấp thông tin về chế độ ăn, việc sử dụng các chế phẩm bổ sung lợi khuẩn trong 1 tháng trước đó. Đồng thời, mẫu phân của họ cũng sẽ được phân tích để đánh giá về sự đa dạng hệ vi sinh vật đường ruột.
Tiêu chuẩn đánh giá ăn đủ chất xơ là phải sử dụng ít nhất 20g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ trong chế độ ăn có thể được lấy từ trái cây, rau củ hay ngũ cốc nguyên hạt. Với tiêu chuẩn này, chỉ có 37 trong số 128 người tham gia được đánh giá sử dụng đủ chất xơ mỗi ngày.
Sau khoảng thời gian 13 tháng tiến hành điều trị, những người sử dụng đủ chất xơ có nhiều khả năng sống sót hơn và kiểm soát tiến triển của bệnh ung thư tốt hơn.
Theo kết quả thu được, có đến 18 người trong số 22 người sử dụng chất xơ nhưng không bổ sung lợi khuẩn đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch bệnh ung thư, chiếm 82%. Trong khi đó, chỉ có 59% trong số 101 người (tương đương 60 người) không ăn đủ chất xơ là có đáp ứng với liệu pháp miễn dịch.
Nhưng do cỡ mẫu của nghiên cứu còn nhỏ, vì vậy không thể đánh giá lợi ích của việc bổ sung lợi khuẩn đơn độc với sự đáp ứng điều trị bệnh ung thư.
3. Một số hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này là một nghiên cứu quan sát, vì vậy nó không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng chất xơ với sự cải thiện đáp ứng điều trị bệnh ung thư ở những người tham gia. Ngoài ra, độ chính xác của các dữ liệu phụ thuộc vào việc người tham gia phải nhớ lại chính xác chế độ ăn và bổ sung lợi khuẩn của họ. Đây đều là những điểm khiến kết quả của nghiên cứu trở nên hạn chế.
Để khắc phục các hạn chế này, Đồng tác giả của nghiên cứu - Giáo sư Jennifer McQuade đã tiến hành thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Mục đích của thử nghiệm này nhằm đưa ra các bằng chứng mạnh hơn về ảnh hưởng của chế độ ăn với lượng chất xơ khác nhau lên hệ vi sinh vật đường ruột và sự đáp ứng với liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư.
Đồng thời họ cũng tiến hành xem xét sự đối chứng kết quả dựa trên các thử nghiệm động vật về các khối u ác tính. Kết quả cho thấy rằng, những con chuột ăn ít chất xơ đáp ứng kém với trị liệu miễn dịch các khối u ác tính, và số lượng tế bào Lympho T gây độc tế bào của chúng cũng thấp hơn so với những con chuột còn lại.
Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng, "Kết hợp với nhau, những nghiên cứu này cho thấy cần quan tâm nhiều hơn đến tác động của các chế phẩm vi sinh đang lưu hành trên thị trường đối với sự đáp ứng miễn dịch và liệu pháp trị liệu miễn dịch trong bệnh ung thư."
4. Men vi sinh có thể gây hại cho sức khỏe
Theo Giáo sư Wargo, kể cả khi đã sử dụng đủ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vẫn có thể gây đáp ứng tiêu cực với liệu pháp trị liệu miễn dịch ung thư.
Bà cho rằng, các vi khuẩn có trong men vi sinh bằng cách nào đó phá hoại, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Bởi các chế phẩm men vi sinh đang lưu hành hiện nay đều chủ yếu chứa một loại vi khuẩn duy nhất với mật độ cao.
Những thí nghiệm trên chuột cho thấy, men vi sinh làm giảm sự đa dạng hệ vi sinh vật tại đường ruột. Vì vậy khiến sức khỏe của chúng có xu hướng xấu đi và làm giảm đáp ứng với liệu pháp miễn dịch.
Vì vậy Giáo sư Wargo nhấn mạnh, đã từng có các nghiên cứu chứng minh rằng men vi sinh có thể đem đến một số lợi ích. Tuy nhiên mọi người cần lưu ý rằng men vi sinh có thể không có tác dụng gì hoặc thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Còn theo Tiến sĩ Andrea Wong đến từ Council for Responsible Nutrition, men vi sinh có thể đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Mặc dù vai trò được biết đến rộng rãi nhất của chúng là duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra các lợi ích của men vi sinh với hệ miễn dịch, não bộ, sức khỏe răng miệng, hệ tim mạch,... Và ngày càng có thêm nhiều nghiên cứu bổ sung cho những quan điểm này.
Nhưng bà cũng cho rằng, bệnh ung thư là một căn bệnh phức tạp. Vì thế mọi sự can thiệp bổ sung trong điều trị nên được nghiên cứu thận trọng và rộng rãi.
Nguồn tham khảo: 5-gram increase in fiber intake may lower melanoma progression by 30%
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.