Châu Á đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca

Sức khỏe
09:08 AM 23/03/2021

Trong khi hàng loạt quốc gia châu Âu đã đình chỉ do lo ngại về tính an toàn của vaccine COVID-19 AstraZeneca, một số nhà lãnh đạo của các nước châu Á đã tiên phong sử dụng vaccine của hãng này để tăng cường thêm niềm tin cho công chúng.

Ngày 16/3 Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã trở thành người đầu tiên ở Thái Lan tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau khi việc triển khai bị tạm dừng do nghi ngại vấn đề an toàn. Trong khi đó, một quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia đã bắt đầu sử dụng lại vaccine này từ 22/3 sau khi cũng đình chỉ vào tuần trước. Tuy nhiên, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia cảnh báo không sử dụng vaccine này cho những người bị rối loạn đông máu.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, 68 tuổi, có kế hoạch tiêm chủng vào ngày 23/3 để chuẩn bị tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 khi Chính phủ nước này cho biết vaccine COVID-19 AstraZeneca có thể sử dụng cho người lớn tuổi. 

Châu Á đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca - Ảnh 1.

Các quốc gia Châu Á đang tăng tốc tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP

Theo Reuters, vaccine COVID-19 AstraZeneca là một trong những loại vaccine COVID-19 đầu tiên, rẻ nhất được phát triển và tung ra thị trường với số lượng lớn và là chủ lực trong các chương trình tiêm chủng ở hầu hết các nước đang phát triển. Hiện, vaccine AstraZeneca đang được sử dụng chính trong các chương trình tiêm chủng ở các quốc gia như Australia, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Nhiều quốc gia châu Á phụ thuộc chủ yếu vào vaccine COVID-19 AstraZeneca để chấm dứt đại dịch. 

Bên cạnh đó, sau một thời gian ngắn bị đình chỉ sử dụng do nghi ngại về tác dụng phụ, vaccine COVID-19 AstraZeneca đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu khẳng định tính an toàn. Do vậy, nhiều nước châu Âu đã bắt đầu nối lại việc tiêm vaccine trong các chương trình tiêm chủng của họ.

Tuy nhiên, một số quốc gia có thể phải đối mặt với các vấn đề về nguồn cung vaccine của hãng dược Anh - Thụy Điển này. Chẳng hạn, Ấn Độ - quốc gia có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao nhất, sau Mỹ và Brazil, đang trì hoãn việc cung cấp vaccine cho một số quốc gia, bao gồm Brazil, Ả Rập Saudi và Maroc, vì nước này phải đối mặt với làn sóng các ca bệnh lần 2.

Australia, quốc gia mới chỉ tiêm chủng 1% dân số cho đến nay, cũng đang tăng tốc chương trình chủng ngừa sau khi cơ quan quản lý dược phẩm của nước này đã cho phép sản xuất vaccine COVID-19 AstraZeneca kể từ hôm 21/3.

Thương Huyền (TH)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.