Châu Á đối mặt 3 cú sốc kinh tế khủng khiếp cùng lúc, chúng là gì?
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết các quốc gia ở châu Á có thể phải đối phó với 3 cú sốc kinh tế khủng khiếp trong năm nay bao gồm xung đột Ukraine, Trung Quốc suy thoái và FED.
Ngân hàng này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2022 ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương từ 5,4% xuống còn 5% đồng thời cảnh báo rằng tăng trưởng có thể giảm xuống 4% nếu các điều kiện trở nên tồi tệ hơn nữa. Điều này sẽ khiến 6 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo.
WB cũng hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, ước tính rằng nền kinh tế lớn thế 2 thế giới chỉ tăng trưởng 5% trong năm nay so với mức 8,1% của năm ngoái. Con số này cũng thấp hơn mục tiêu chính thức của Trung Quốc là 5,5%.
"Khi khu vực Đông Á đang phải đối phó với sự tái bùng phát của dịch bệnh, 3 đám mây giông đã tụ tập ở đường chân trời kinh tế. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế thấp hơn và tỷ lệ nghèo đói cao hơn", WB cho biết.
Ngoài ra, việc Mỹ nâng lãi suất cũng có khả năng kích thích dòng vốn rời khỏi các nền kinh tế đang phát triển và gây áp lực lên đồng tiền của họ. Điều này gây ra tình trạng thắt chặt tài chính sớm và làm tổn hại đến tăng trưởng.
Trong khi đó, đại dịch bùng phát ở Trung Quốc cùng cách tiếp cận không khoan nhượng của nước này gây ra hàng loạt hệ lụy. Thêm vào đó, việc lĩnh vực bất động sản, vốn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế lớn thứ 2 Trung Quốc, đang liên tiếp gặp sóng gió, có thể tác động lan sang những lịch vực khác.
"Những cú sốc cụ thể với hoạt động kinh tế ở Trung Quốc cũng có khả năng ảnh hưởng đến các nước Thái Bình Dương bởi giao thương thương mại ngày càng hướng tới nền các kinh tế", WB nói.
Trung Quốc đang ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới nhiều nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tới nay. Điều này dẫn tới việc phong tỏa nhiều thành phố. Ngay cả Trung tâm Tài chính Thượng Hải, nơi còn có các cảng biển lớn nhất thế giới, cũng đã bị lockdown toàn bộ. 25 triệu dân ở đây không được phép ra ngoài nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Lệnh phong tỏa đã khiến các cửa hàng bị đóng cửa, các nhà máy ngừng hoạt động và các bến cảng trở nên ách tắc do số lượng tàu bè quá lớn.
Ngoài ra, xung đột ở Ukraine có thể ảnh hưởng đến khu vực này theo cách cụ thể khi nó có thể làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa và gia tăng căng thẳng tài chính.
"Chiến tranh và các lệnh trừng phạt có khả năng làm tăng giá thực phẩm và nhiên liệu. Nó làm tổn thương người tiêu dùng và kéo lùi tăng trưởng. Ngoài ra, với việc giá ngũ cốc tăng 10%, chỉ riêng ở những nước nghèo như Philippines, sẽ có thêm 1,1 triệu người rơi vào đói nghèo", WB nói.
Nga là quốc gia xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới nhưng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến cách tiếp cận với năng lượng của Nga trở nên khó khăn hơn. Cùng với Ukraine, Nga cũng là quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chiến sự dẫn tới lo ngại nguồn cung lương thực ở Ukraine sẽ bị giảm sút khi nhiều cánh đồng không được trồng trọt.
Tham khảo: CNN
Linh AnhTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.