Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh giúp giảm cân, tránh tiểu đường

Tư vấn kiến thức
01:25 PM 19/10/2021

Ghrelin là hormone kích thích sự thèm ăn, được sinh ra nhiều lúc cơ thể bị đói. Hàm lượng Ghrelin cao giúp phòng giảm cân và phòng ngừa tiểu đường. Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh có thể nâng cao hàm lượng Ghrelin lúc đói lên gấp đôi so với các chế độ ăn kiêng khác.

Ghrelin là hormone được sản xuất ở dạ dày. Là hormone có nhiệm vụ kích thích cảm giác đói của cơ thể. Nồng độ của nó trong cơ thể tăng lên khi ngủ hoặc khi nhịn đói, và giảm xuống sau bữa ăn.

Trên Tạp chí Lâm sàng về Nội tiết và Chuyển hóa mới đây đã đăng một nghiên cứu mới về vai trò của hàm lượng Ghrelin cao. Theo đó, nồng độ Ghrelin cao trong cơ thể làm tăng quá trình chuyển hóa mỡ và cải thiện độ nhạy của Insulin. Do đó, nó được cho là có thể hỗ trợ quá trình giảm cân, cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác.

Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh giúp giảm cân, tránh tiểu đường - Ảnh 1.

Hormone Ghrelin được bài tiết ở dạ dày, có vai trò quan trọng trong giảm cân và phòng tránh các bệnh chuyển hóa (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Tập thể dục có tốt hơn so với ăn kiêng để giảm cân hay không?

- Ăn kiêng và tập luyện không hiệu quả, làm thế nào để giảm cân?

Với cùng chế độ luyện tập thể lực như nhau ở các đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, những người áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải xanh chứa nhiều rau xanh và không chứa thịt đỏ có hàm lượng Ghrein cao hơn so với người ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải thông thường.

Sự thay đổi nồng độ Ghrelin khi áp dụng các chế độ ăn kiêng

Theo Tiến sĩ Gal Tsaban - tác giả của nghiên cứu, nồng độ Ghrelin là hormone có vai trò quan trọng trong giữ ổn định đường huyết và trao đổi chất của cơ thể, nhất là khi cơ thể bị "đói". Giảm nồng độ của Ghrelin có liên quan đến tình trạng béo phì và nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa cao hơn.

Để làm rõ vấn đề này, một nghiên cứu mới đã được thực hiện. Nghiên cứu tập trung vào khảo sát sự dao động của Ghrelin khi áp dụng các chế độ ăn kiêng khác nhau. Đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của nồng độ Ghrelin với tình trạng béo phì, tình trạng kháng Insulin và chuyển hóa chất trong cơ thể.

Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành trên 294 đối tượng tham gia trong thời gian 18 tháng. Tất cả các đối tượng tham gia đều là những người béo phì hoặc có tiền sử bị ghi nhận rối loạn lipid máu.

Những đối tượng của nghiên cứu sẽ được chia làm ba nhóm. Những nhóm này sẽ lần lượt được cho áp dụng các chế độ ăn kiêng khác nhau. Bao gồm nhóm sử dụng chế độ ăn Địa Trung Hải xanh, chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống, và nhóm sử dụng các chế độ ăn kiêng lành mạnh khác.

Kết quả cho thấy rằng, có sự khác biệt về nồng độ Ghrelin lúc đói ở ba nhóm đối tượng mặc dù đều có chế độ luyện tập thể lực thường xuyên như nhau. Trong đó, nồng độ Ghrelin lúc đói ở nhóm sử dụng chế độ ăn Địa Trung Hải xanh cao gấp đôi so với nồng độ Ghrelin ở những nhóm áp dụng các chế độ ăn khác, bao gồm cả chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, nồng độ Ghrelin lúc đói cao rất có thể là nguyên nhân khiến những người áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải xanh có lượng mỡ gan thấp hơn và sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh giúp giảm cân, tránh tiểu đường - Ảnh 2.

Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh giúp nâng cao sức khỏe tốt hơn các chế độ ăn kiêng khác (Ảnh: Internet)

Theo Tiến sĩ Gal Tsaban nói thêm, chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải xanh là một lối sống lành mạnh và có tính khả thi cao trên thực tế. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm khi thực hiện để có thể đạt được hiệu quả mong muốn.

Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh bao gồm những gì?

Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh có sự khác biệt rõ ràng so với chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống. Nó chứa nhiều rau xanh hơn và không chứa các loại thịt đỏ. Đồng thời, những người áp dụng chế độ ăn này cũng thường xuyên sử dụng trà xanh và mankai.

Chuyên gia dinh dưỡng Michelle Routhenstein lý giải, Mankai là một loại thực vật chứa nhiều chất xơ và polyphenol. Polyphenol làm tăng lưu lượng máu và cải thiện sức khỏe hệ tim mạch. Dạng cô đặc của chất này còn có khả năng kháng viêm và giảm đề kháng Insulin. Đồng thời, nguồn protein chứa trong mankai cũng rất dồi dào, nên có thể thay thế cho protein từ các loại thịt đỏ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận sử dụng mankai thường xuyên. Lúc này, các loại quả mọng, nho tím, húng quế, gừng,... đều là những thực phẩm giàu polyphenol có thể lựa chọn để sử dụng.

Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh giúp giảm cân, tránh tiểu đường - Ảnh 3.

Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh có lượng rau xanh nhiều hơn và không chứa các loại thịt đỏ (Ảnh: Internet)

Theo ông, điều quan trọng là ta phải có cái nhìn tổng thể về chế độ ăn và lối sống của đối tượng. Từ đó đưa ra quyết định sử dụng và bổ sung các loại thực phẩm thích hợp để cải thiện khả năng trao đổi chất và sức khỏe tim mạch của họ.

Tóm lại, nghiên cứu mới đã chỉ sự lành mạnh hơn của chế độ ăn Địa Trung Hải so với các chế độ ăn khác. Nó giúp nâng cao hàm lượng Ghrelin trong cơ thể lúc đói. Từ đó giúp giảm lượng mỡ, tăng độ nhạy insulin, phòng chống bệnh tiểu đường và các bệnh lý chuyển hóa khác.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health-news/green-mediterranean-diet-may-promote-weight-loss-protect-against-diabetes


QN
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.