Chi 2,6 tỷ NDT, Trung Quốc dựng “lá chắn” khổng lồ ở sa mạc: Ai dám ngờ hiệu quả đến vậy!

Quốc tế
03:44 PM 09/07/2025

Trung Quốc làm điều này thế nào?

Tân Hoa xã thông tin đầu tháng 7/2025, Trung Quốc đã đạt được một cột mốc quan trọng trong việc kiểm soát sa mạc hóa khi hoàn thành vành đai chắn dài 153 km, dọc theo rìa đông nam của sa mạc Tengger ở phía tây bắc Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

Nỗ lực này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống sa mạc hóa trên toàn thế giới. Khoảng 1/3 diện tích đất liền của Trái đất là sa mạc.

Chi 2,6 tỷ NDT, Trung Quốc dựng “lá chắn” khổng lồ ở sa mạc: Ai dám ngờ hiệu quả đến vậy!- Ảnh 1.

Tại làng Changliushui ở thành phố Trung Vệ, công nhân đã lắp đặt hàng rào rơm hình bàn cờ cuối cùng - một kỹ thuật cố định cồn cát và kiểm soát xói mòn do gió/bão cát cổ xưa nhưng rất thành công - nhằm khóa chặt đoạn cồn cát cuối cùng đang dịch chuyển ở khu vực Ninh Hạ thuộc sa mạc Tengger sau một dự án kiểm soát cát kéo dài hơn 6 thập kỷ.

Dự án vành đai rào chắn xanh này được Trung Quốc đầu tư khoảng 2,6 tỷ NDT (khoảng 363 triệu USD). Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Rừng Phòng hộ Tam Bắc - dự án trồng rừng lớn nhất thế giới nhằm giải quyết tình trạng sa mạc hóa.

Qua nhiều thế hệ lao động, 370.000 hecta đất đã được cải tạo, đẩy lùi sa mạc khoảng 25 km.

Sáng kiến chống sa mạc hóa có từ cách đây 75 năm

Để chống sa mạc hóa tại sa mạc Tengger lớn thứ 4 Trung Quốc, nước này đã kết hợp công nghệ hiện đại và kiến thức truyền thống để khắc phục tình trạng cồn cát dịch chuyển bằng cách trồng các vành đai thực vật dọc theo chu vi sa mạc, ngăn chặn sự xâm lấn thêm.

Kiểm soát cát thường gặp trở ngại vì các cồn cát cố định có thể bắt đầu dịch chuyển trở lại. Để ngăn chặn điều này, công nhân có gieo cỏ và cây bụi thích nghi với sa mạc trong lưới ô vuông khi mùa mưa đến. Sau khi bén rễ, thảm thực vật dự kiến sẽ khóa cát trong thời gian dài.

Vành đai này, rộng từ 10 km đến 38 km, đóng vai trò là hàng phòng thủ quan trọng chống lại sự mở rộng về phía Đông của sa mạc Tengger, giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng, làng mạc và đất nông nghiệp khỏi sự xâm lấn của cát.

Sa mạc Tengger rộng khoảng 43.000 km vuông từ lâu đã gây ra mối đe dọa cho các khu vực lân cận do đất bị thoái hóa và bão cát. Trung Vệ, nằm giữa dãy Kỳ Liên Sơn và Hạ Lan Sơn, là cửa ngõ duy nhất cho sự mở rộng về phía Đông của sa mạc Tengger.

Nhà khoa học trưởng của Viện Lâm nghiệp Trung Quốc, Lu Qi, nhấn mạnh rằng dự án này sẽ làm giảm nguyên nhân gây ra bão cát và bảo vệ sông Hoàng Hà.

Sáng kiến xây dựng vành đai rào chắn xanh ở Ninh Hạ có từ những năm 1950 khi phương pháp tiếp cận hình bàn cờ rơm được phát minh để bảo vệ Tuyến đường sắt Bao Đầu-Lan Châu, tuyến đường sắt sa mạc đầu tiên của Trung Quốc.

Chi 2,6 tỷ NDT, Trung Quốc dựng “lá chắn” khổng lồ ở sa mạc: Ai dám ngờ hiệu quả đến vậy!- Ảnh 2.

Bão cát là một trong những nỗi ám ảnh của con người.

Chính quyền địa phương đã hợp tác với các viện nghiên cứu để áp dụng các công nghệ mới trong kiểm soát cát, chẳng hạn như lớp vỏ cát nhân tạo bằng vi khuẩn lam và bàn cờ rơm cải tiến.

Theo ông Lu Qi, rào chắn xanh không chỉ là một cấu trúc vật lý mà còn là biểu tượng cho cam kết lâu dài của Trung Quốc đối với việc phục hồi sinh thái và phát triển bền vững ở các vùng khô cằn.

Trung Quốc đã đóng vai trò tích cực trong việc kiểm soát sa mạc hóa toàn cầu. Kể từ khi ký Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa năm 1994, quốc gia này đã đi đầu trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái đất và đảo ngược tình trạng sa mạc hóa, đồng thời liên tục chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và nhân tài kiểm soát cát ở nước ngoài.

Trong nỗ lực mới nhất, Trung tâm hợp tác kiểm soát sa mạc hóa Trung Quốc-Trung Á có trụ sở tại Ninh Hạ đã được khánh thành vào tháng 6/2025 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Trang Ly
Ý kiến của bạn
NHNN đang từng bước xóa bỏ "room" tín dụng NHNN đang từng bước xóa bỏ "room" tín dụng

NHNN đang nghiên cứu kỹ lộ trình bỏ room tín dụng trên cơ sở đánh giá các tác động vĩ mô để tìm giải pháp phù hợp mà vẫn ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát.