Chi 4 triệu ăn ngoài, thêm 1 triệu mua đồ siêu thị nhét tủ lạnh cho yên tâm, rồi… vứt: "Đó là lý do tôi nghèo"
Có nhiều người không biết mình đã sai ở đâu trong vấn đề chi tiêu mà cứ không thể tiết kiệm.
Nếu đã thấy mình chi tiêu hợp lý lắm rồi mà vẫn không có dư, thì thử tìm hiểu những câu chuyện tài chính ở xung quanh xem mọi người đang chi tiêu thế nào? Biết đâu, từ câu chuyện của người khác bạn lại nhìn ra vấn đề của mình.
Mới đây nhất, MXH threads xôn xao xới 1 status của chàng trai sinh năm 1997, độc thânm sống ở Hà Nội. Status có nội dung như sau: "Tôi chi 4 triệu ăn ngoài, thêm 1 triệu mua đồ siêu thị nhét tủ lạnh cho yên tâm, rồi… vứt đi. Hóa ra đó là lý do tôi nghèo".
Nhiều người ngớ ra: Ô tôi cũng vậy, hoá ra đó là lý do tiền của tôi cứ biến đi đâu mất. Tôi nghĩ đồ ăn mua về là để tốt cho sức khoẻ của mình nhưng rốt cuộc tôi có ăn đâu. Đem vứt đồ ăn hỏng mỗi tháng 2 lần, thế mà hết tiền, khoẻ hơn cũng không thấy!

Ảnh minh hoạ
Chàng trai 27 tuổi có "nghịch lý" chi tiêu trên là Minh. Minh cho biết, status kia đăng lên mạng để nhắc nhở bản thân, sau khi đã rời xa lối chi tiêu thiếu tính toán, đẩy mình vào cảnh túng thiếu mỗi tháng.
Cậu sống trong 1 căn hộ đi thuê nhỏ xinh ở Cầu Giấy, Hà Mội. Trước đây, Minh bị cuốn vào nhịp sống nhanh của Hà Nội. Buổi sáng, cậu lướt app giao hàng, gọi bát phở bò 50.000 đồng. Trưa, đồng nghiệp rủ đi ăn bún chả, thêm ly trà sữa, bay vèo 70.000 đồng, vị chi là 120.000 đồng. Tối về, mệt mỏi sau giờ làm, Minh tạt luôn vào quán ăn 1 suất cơm gà chiên, thêm 40.000 đồng nữa.
"Ăn ngoài tiện, ngon, lại không phải rửa bát" Minh bảo. Nhưng cái "tiện" ấy ngốn mất 4 triệu mỗi tháng, gần nửa lương của cậu.
Cuối tuần, Minh đi siêu thị, tha về đủ thứ: Rau xanh, thịt bò, sữa, bánh kẹo, tổng cộng 1 triệu đồng. Ý định là sẽ nấu ăn để tiết kiệm, nhưng công việc bận rộn, Minh lại quay về với đồ ăn giao hàng. Tủ lạnh đầy ắp thực phẩm cứ thế hết hạn, rồi lặng lẽ bị ném vào thùng rác. "Nhìn mớ rau héo, hộp sữa quá date, tôi vừa tiếc vừa thấy mình tệ", Minh tâm sự.
Chưa hết, Minh còn đăng ký tài khoản xem phim, app nghe nhạc và cả gói tập gym "cho sang." Nhưng phim thì tháng xem được vài tập phim, app nghe nhạc hiếm khi mở, còn phòng gym thì… để đó cho đẹp thẻ thành viên.
"Mấy thứ này tưởng rẻ, nhưng cộng lại cũng ngốn kha khá," Minh thở dài. Rồi những lần lướt MXH thấy áo đẹp, đồ decor xinh xinh, Minh lại "chốt đơn" mà không suy nghĩ. Kết quả? Cuối tháng, Minh thường xuyên phải vay bạn bè để cầm cự.
Câu chuyện của Minh không hiếm ở Hà Nội. Ăn ngoài liên tục không chỉ tốn kém mà còn khiến Minh cảm thấy sức khỏe đi xuống. Thực phẩm mua về rồi vứt đi là minh chứng cho lối sống thiếu kế hoạch. Những khoản chi nhỏ như dịch vụ không dùng đến hay mua sắm bốc đồng càng đẩy Minh vào tình trạng "lương về là hết."
Một lần ngồi cà phê với bạn thân, Minh được "khai sáng" Cô bạn thẳng thắn: "Cậu tiêu như thế, không nghèo mới lạ. Thử thay đổi đi, không khó đâu!". Lời nói ấy như gáo nước lạnh khiến Minh quyết tâm "vứt bỏ" những thói quen xấu và học cách sống khôn ngoan hơn.

Ảnh minh hoạ
Minh bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ, và kết quả thật đáng kinh ngạc. Dưới đây là những bước cậu đã làm và bài học mà bất kỳ bạn trẻ nào cũng có thể học theo:
Tự nấu ăn, vừa ngon vừa rẻ: Minh lên thực đơn hàng tuần, chỉ mua những nguyên liệu cần thiết cho các món đơn giản như cơm chiên kim chi, salad gà, hay mì xào bò. "Tôi chi 500.000 đồng mỗi tuần cho thực phẩm, nấu ăn vừa vui vừa tiết kiệm cả đống tiền so với gọi đồ ngoài," Minh hào hứng. Cậu còn phát hiện nấu ăn giúp giảm stress, lại khỏe hơn vì ăn uống lành mạnh.
Cắt bỏ dịch vụ thừa thãi: Minh kiểm tra hóa đơn và thẳng tay hủy các dịch vụ không dùng tới. Thay vào đó, cậu xem phim miễn phí trên YouTube và đi bộ công viên thay vì tốn tiền cho phòng tập. "Chỉ cần cắt mấy thứ này, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng," Minh chia sẻ.
Ngân sách 50/30/20 – thần chú tài chính: Minh học cách chia lương: 50% cho nhu cầu thiết yếu (tiền nhà, điện nước, ăn uống), 30% cho sở thích (đi cà phê, xem phim), và 20% để tiết kiệm. "Tôi mở tài khoản tiết kiệm riêng, chuyển 2,4 triệu đồng ngay khi nhận lương. Giờ không còn tiêu lạm nữa," Minh cười.
Kiềm chế cơn thèm mua sắm: Minh áp dụng quy tắc "24 giờ" – muốn mua gì thì chờ 24 giờ để suy nghĩ. Nhờ vậy, cậu tránh được những lần "chốt đơn" bốc đồng trên Shopee. "Hóa ra nhiều thứ tôi muốn mua chỉ là nhất thời," Minh nhận ra.
Chuyện của Minh là lời nhắc nhở rằng "nghèo" không chỉ do lương thấp, mà thường bắt nguồn từ cách tiêu tiền. Vứt bỏ thói quen ăn ngoài vô tội vạ, bỏ phí thực phẩm, đăng ký dịch vụ thừa thãi, và mua sắm bốc đồng, Minh đã tìm thấy sự thoải mái trong tài chính. Những mẹo nhỏ như tự nấu ăn, lập ngân sách, hay săn ưu đãi không chỉ giúp Minh tiết kiệm mà còn mang lại cảm giác làm chủ cuộc sống.
"Tiết kiệm không có nghĩa là sống khổ" Minh chia sẻ.
B.B
Hai cái tên xuất sắc - đội Z121 Vina Pyrotech (Việt Nam) và đội Jiangxi Yanfeng (Trung Quốc) sẽ chính thức tranh tài trong đêm chung kết DIFF 2025 diễn ra vào 20h tối ngày 12/7. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc “xứng danh anh tài” của hai đội thi trong vòng loại.