Chỉ số an toàn hàng không Việt Nam cao hơn trung bình thế giới
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) vừa công bố kết quả đánh giá tổng thể năng lực đảm bảo an toàn của hàng không Việt Nam.
Chương trình thanh sát an toàn hàng không toàn diện sau các đợt thanh sát kiểm chứng (ICVM) tại Việt Nam vào các năm 2011, 2016, tập trung đánh giá năng lực của các quốc gia trong công tác đảm bảo an toàn hàng không thông qua chỉ số thực hiện hiệu quả trên 8 lĩnh vực trọng yếu gồm: hệ thống pháp luật, cơ cấu tổ chức, cấp phép nhân viên, khai thác tàu bay, đủ điều kiện bay của tàu bay, điều tra tai nạn, quản lý hoạt động bay và quản lý cảng hàng không sân bay.
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO thực hiện đánh giá tổng thể năng lực đảm bản an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam từ ngày 15/05 – 27/05.
Sau quá trình thực hiện kế hoạch đánh giá, ngày 16/8, ICAO đã gửi dự thảo Báo cáo kết quả thanh sát USOAP-CMA cho Việt Nam, với các kết quả cụ thể thực hiện hiệu quả trong từng lĩnh vực như sau: Hệ thống pháp luật (LEG) đạt 71,43%; Cơ cấu tổ chức (ORG) đạt 81,82%; Cấp phép nhân viên (PEL) đạt 85,88%; Khai thác tàu bay (OPS) đạt 85,71%; Đủ điều kiện bay của tàu bay (AIR) đạt 79,25%; Điều tra tai nạn, sự cố tàu bay (AIG) đạt 30,12%; Quản lý hoạt động bay (ANS) đạt 91,80% và Quản lý cảng hàng không sân bay (AGA) đạt 83,85%.
Với các kết quả tổng thể đạt 78,14%. Đây là mức cao hơn so với yêu cầu của ICAO đối với các quốc gia về đạt điểm số trung bình là 75% (so với mục tiêu 75% của Chương trình an toàn toàn cầu về hàng không của ICAO – Global Aviation Safety Plan).
Kết quả khảo sát cho thấy, các lĩnh vực trọng yếu cấu thành hệ thống bảo đảm an toàn hàng không của Việt Nam đều đạt ở mức cao (trên 80%), gồm: Khai thác tàu bay (85,71%); Quản lý hoạt động bay (91,80%); Quản lý cảng hàng không sân bay (83,85%); Cấp phép nhân viên (85,88%) và Cơ cấu tổ chức (81,82%). Điều này thể hiện Việt Nam đã duy trì tốt và vững chắc hệ thống giám sát an toàn hàng không.
Theo Cục Hàng không VN, điều này thể hiện Việt Nam đã duy trì tốt và vững chắc hệ thống giám sát an toàn hàng không.
Với kết quả này, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có kết quả đánh giá USOAP-CMA cao trong khu vực, nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (65,5%) và mức trung bình của thế giới (69,9%).
Những kết quả đạt được đã chứng minh những nỗ lực không ngừng của Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị trong ngành hàng không Việt Nam. Trong thời gian tới, Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị trong ngành hàng không tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn hàng không, khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động khắc phục (Corrective Actions Plan-CAP) nhằm khắc phục những phát hiện được chỉ ra trong báo cáo Thanh sát USOAP-CMA.
Huyền My (t/h)Ngành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do vậy việc tiên phong trong thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.