Chiều 24/6, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố chỉ số CCHC năm 2020 (PAR INDEX 2020) của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã công bố Chỉ số CCHC năm 2020 (PAR INDEX 2020) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

---------------------------------

Công bố Chỉ số cải cách hàng chính 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 1.

Chỉ số cải cách hành chính 2020: Bộ GD&ĐT và Quảng Ngãi "cuối bảng" - Ảnh 2.

Chỉ số CCHC năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 83,72%, cao hơn 2,57% so với giá trị trung bình năm 2019 (đạt 81,15%) và đạt giá trị cao nhất trong 5 năm gần đây.

So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 38 đơn vị đạt chỉ số CCHC cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Đáng chú ý, năm 2020 có 58 địa phương đạt chỉ số CCHC trên 80%, trong khi đó, năm 2019 chỉ có 44 đơn vị và năm 2018 chỉ có 09 đơn vị thuộc nhóm này; không có địa phương nào đạt kết quả dưới 70%.

Công bố Chỉ số cải cách hàng chính 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 3.

Đánh giá cũng cho thấy, kết quả chỉ số CCHC của các địa phương có nhiều khởi sắc với 58 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số tăng cao hơn so với năm 2019.

Đối với các tỉnh, thành phố, kết quả được phân theo 3 nhóm. Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, trong đó có Quảng Ninh, Hải Phòng. Có 56 tỉnh, thành ở nhóm B với đạt kết quả từ 80-90%. Nhóm C có 5 tỉnh, thành với kết quả từ 70 đến dưới 80%. Không có địa phương nào đạt kết quả dưới 70%.

So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 38 đơn vị đạt chỉ số CCHC cao hơn giá trị trung bình của cả nước. Đáng chú ý, năm 2020 có 58 địa phương đạt chỉ số CCHC trên 80%, trong khi đó, năm 2019 chỉ có 44 đơn vị và năm 2018 chỉ có 09 đơn vị thuộc nhóm này; không có địa phương nào đạt kết quả dưới 70%.

Đánh giá cũng cho thấy, kết quả chỉ số CCHC của các địa phương có nhiều khởi sắc với 58 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số tăng cao hơn so với năm 2019.

Công bố Chỉ số cải cách hàng chính 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 4.

Như vậy, theo bảng xếp hạng, đứng cuối bảng là Quảng Ngãi (63/63), Phú Yên (62/63), Kiên Giang (61/63), Ninh Thuận (60/63) và Bắc Kạn (59/63). "Quán quân" vẫn thuộc về tỉnh Quảng Ninh, tiếp đó là Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bình Dương, Đồng Tháp...

Trong năm 2020, cả 6 vùng kinh tế đều có giá trị trung bình chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2019 và đều đạt giá trị trên 80%.

Giá trị trung bình cao nhất là vùng kinh tế Đông Nam Bộ với kết quả đạt 85,88%; tiếp theo là khu vực Đồng bằng sông Hồng, đạt 85,51%.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng kinh tế đạt giá trị thấp nhất, với kết quả là 81,41%.

Khu vực Tây Nguyên đã có sự tăng trưởng đáng kể, giá trị trung bình khu vực này đạt 82,2% cao hơn 2,57% so với năm 2019 nhờ sự bứt phá cả về điểm số và thứ hạng của các địa phương thuộc khu vực này. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung có giá trị tăng trưởng thấp nhất so với 5 vùng kinh tế còn lại, chỉ cao hơn 0,63% so với năm 2019.

Phân tích các chỉ số thành phần, cho thấy, giá trị trung bình của các chỉ số thành phần đều có sự cải thiện đáng kể; có 7/8 chỉ số thành phần đạt giá trị trung bình tăng cao hơn so với năm 2019.

Đáng chú ý, năm 2020 có 6/8 chỉ số thành phần đạt giá trị trung bình trên 80%, trong khi đó năm 2019 có 5 chỉ số thành phần và năm 2018 có 3 chỉ số thành phần thuộc nhóm này.

Năm 2020, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ CCHC nhằm kịp thời ứng phó với những khó khăn, thách thức và ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch và phục hồi và phát triển KT-XH, đảm bảo TTATXH trong tình hình mới. Các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, sáng tạo để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC được giao, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn tại địa phương, giúp kết quả CCHC trong năm 2020 có nhiều chuyển biến rõ nét.

Chỉ số cải cách hành chính 2020: Bộ GD&ĐT và Quảng Ngãi "cuối bảng" - Ảnh 6.

Theo Báo cáo PAR INDEX 2020, kết quả chỉ số CCHC năm 2020 các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục tập trung vào 2 nhóm điểm.

Nhóm thứ nhất, đạt kết quả chỉ số CCHC trên 90%; Nhóm thứ hai, đạt kết quả chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%; Không có đơn vị nào có chỉ số CCHC dưới 80%.

Công bố Chỉ số cải cách hành chính 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 7.

Như vậy, Nhóm 2 gồm 14 đơn vị. Đứng thấp nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp theo là các bộ: Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Ngoại giao.

3 đơn vị dẫn đầu là:  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp.

Chỉ số CCHC năm 2020 của 17 bộ, cơ quan ngang bộđạt giá trị trung bình cao nhất trong 9 năm triển khai xác định chỉ số CCHC đạt được là 87,56%, tăng 1,93% so với năm 2019 (chỉ đạt 85,63%).

Công bố Chỉ số cải cách hành chính 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 8.

Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan ngang bộ đạt giá trị trung bình cao nhất 9 năm qua

15/17 bộ đạt chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2019, trong số đó, tăng nhiều nhất là Bộ Giao thông vận tải (+5,4%); 2 bộ có kết quả chỉ số CCHC giảm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (-2,19%), Bộ Giáo dục và Đào tạo (-1%).

Khoảng cách giữa đơn vị đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước và với đơn vị có kết quả chỉ số CCHC thấp nhất - Bộ Giáo dục và Đào tạo với giá trị 83,24% tiếp tục được rút ngắn về 12,64% trong khi khoảng cách này năm 2019 là 14,87%.

 So với năm 2019, có 5/7 chỉ số thành phần PAR INDEX 2020 của 17 bộ, cơ quan ngang bộ có giá trị trung bình tăng. Trong đó, chỉ số thành phần “công tác chỉ đạo, điều hành CCHC” tăng 0,43% lên 95,14%. Chỉ số thành phần “hiện đại hóa hành chính” tăng 0,9% lên 90,54%.

Chỉ số thành phần “cải cách tài chính công” có giá trị trung bình tăng cao nhất với giá trị tăng là 7,63%, lên 87,96% năm 2020. Chỉ số thành phần “cải cách thủ tục hành chính” có giá trị tăng cao thứ hai thêm 5,03%, đạt giá trị 89,72%. Đây cũng là năm thứ hai đánh giá việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và 17/17 bộ đạt tỷ lệ 100% điểm số tại tiêu chí này.

Dù vẫn trong nhóm tăng điểm song chỉ số thành phần “xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ” tiếp tục có giá trị trung bình thấp nhất, với giá trị trung bình 79,77%, tuy có tăng hơn so với năm 2019, tuy nhiên, giá trị tăng chỉ là 0,61%.

Đáng chú ý có 2/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm so với năm 2019. Trong đó, chỉ số thành phần “cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước” giảm 1,8%, từ 84,38% của năm 2019 xuống còn 82,58% năm 2020. Tương tự, chỉ số thành phần “xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức” giảm 0,25% xuống còn 89,51%.

NỘI DUNG & TRÌNH BÀY: T. NHUNG