Chỉ số CPI bình quân 3 tháng đầu năm tăng 3,22%

Thị trường
01:41 PM 06/04/2025

Việc CPI tháng 3/2025 suy giảm đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Nguyên nhân chính là do giá xăng dầu, giá gạo giảm theo giá thế giới.

Số liệu vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố, CPI tháng 3/2025 đã giảm 0,03% so với tháng trước. 

Chỉ số CPI bình quân 3 tháng đầu năm tăng 3,22%- Ảnh 1.

Mức giảm của CPI tháng 3 đã kéo CPI bình quân của quý I chỉ còn tăng 3,22% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 3,27% của bình quân 2 tháng đầu năm.

Báo cáo của Cục Thống kê cho thấy, trong mức giảm 0,03% của tháng 3/2025 so với tháng trước, có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 8 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Cụ thể, 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm bao gồm nhóm giao thông; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; và nhóm đồ uống và thuốc lá.

Trong đó, nhóm giao thông giảm mạnh nhất với mức 1,41%, chủ yếu do các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong quý đầu năm. Trong khi đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,05%, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,04%.

Trong 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất, với 0,5%, tác động làm tăng CPI chung 0,09 điểm phần trăm.

Tiếp đó, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác - tăng 0,21%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch - tăng 0,18%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình - tăng 0,13%...

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng tăng 0,13%. Trong khi đó, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%; nhóm giáo dục tăng 0,02%; nhóm bưu chính - viễn thông tăng 0,02%.

Như vậy, trong quý I/2025, giá cả thị trường vẫn được kiểm soát tốt, kinh tế vĩ mô đảm bảo. Trong mức tăng CPI bình quân của quý I/2025, đáng chú ý, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng tới 3,78%, góp phần làm CPI chung tăng 1,27 điểm phần trăm.

Trong nhóm hàng này, chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng 12,49%, tác động làm CPI chung tăng 0,42 điểm phần trăm.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2025 tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,22%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Theo Cục Thống kê, các yếu tố chính có thể gây áp lực tăng giá trong năm 2025 bao gồm: biến động giá xăng dầu, khí đốt và năng lượng thế giới, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tiêu dùng trong nước; việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, y tế, giáo dục nghề nghiệp và đại học công lập; giá thịt lợn hơi có thể tăng do dịch tả lợn châu Phi khiến hộ chăn nuôi ngại tái đàn.

Một yếu tố khác, đó là việc các hoạt động sản xuất - kinh doanh sôi động hơn nhờ giải ngân vốn đầu tư công và kích cầu tiêu dùng… cũng sẽ tạo áp lực lên mặt bằng giá.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Chủ tịch nước Lương Cường cùng nhân dân dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng Chủ tịch nước Lương Cường cùng nhân dân dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng

Sáng 7/4 (tức mùng 10/3 năm Ất Tỵ) - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài tổ chức trọng thể lễ dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.