Chỉ số giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất 19 tháng
Tháng 11/2024, Chỉ số giá lương thực thế giới do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) biên soạn để theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đã tăng lên 127,5 điểm.
Trong tháng 11, chỉ số giá lương thực thế giới của Liên hợp quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2023 do giá dầu thực vật tăng vọt.
Chỉ số giá, do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) biên soạn để theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đã tăng lên 127,5 điểm vào tháng 11, cao hơn mức 126,9 điểm đã điều chỉnh vào tháng 10.
Đây cũng là mức tăng cao nhất trong 19 tháng và tăng tới 5,7% so với một năm trước.
Tính theo mặt hàng, chỉ số dầu thực vật tăng 7,5% so với mức ghi nhận được một tháng trước và tăng 32% so với một năm trước đó, do thị trường lo ngại về sản lượng dầu cọ thấp hơn dự kiến tại khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, giá dầu đậu nành đi lên do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh, trong khi dầu hạt cải và dầu hướng dương cũng cùng xu hướng. Các chỉ số giá thực phẩm khác đều giảm.
Trong một báo cáo khác, FAO đã hạ dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 xuống còn 2,841 tỷ tấn, giảm 0,6% so với năm ngoái nhưng vẫn là sản lượng lớn thứ hai được ghi nhận.
Trong khi đó, sản lượng ngũ cốc thế giới dự kiến sẽ tăng 0,6% lên 2,859 tỷ tấn vào năm 2024/25 nhờ mức tiêu thụ ngày càng tăng. Do đó, FAO dự đoán mức cung toàn cầu đủ đáp ứng thị trường.
Việc giá lương thực thế giới tiếp tục tăng cao đặt ra những thách thức không nhỏ đối với an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Giá lương thực leo thang có thể làm gia tăng lạm phát, gây khó khăn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Huyền My (t/h)“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.