Chỉ số giá lương thực thế giới tăng trở lại trong tháng 7

Thị trường
09:33 AM 05/08/2023

Chỉ số giá lương thực toàn cầu đã quay đầu tăng trong tháng 7 sau hai năm ở mức thấp, nhờ thị trường dầu thực vật tăng giá, do lo ngại về những căng thẳng mới nhất trong thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen có thể gây ảnh hưởng tới sản lượng toàn cầu.

Số liệu từ FAO, cho thấy Chỉ số giá lương thực đã tăng 1,3% trong tháng 7 so với tháng trước, lên 123,9 điểm. Trong khi giá thực phẩm trong tháng 7 thấp hơn 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước khi điều chỉnh, số liệu chỉ số lương thực thế giới trong tháng 6/2023 là 122,4 điểm, xác lập mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021.

Như vậy, xu hướng giảm của Chỉ số giá nhóm lương thực trong những tháng gần đây đã chấm dứt. Theo FAO, giá lương thực tăng vọt trong tháng 7 là bởi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen không đạt được đồng thuận và các hạn chế thương mại mới đối với gạo.

Chỉ số giá lương thực thế giới tăng trở lại trong tháng 7 - Ảnh 1.

Ngoài ra, Chỉ số giá dầu thực vật tháng 7 tăng sau 7 tháng giảm đã góp phần kéo chỉ số lương thực tăng cao hơn. Chỉ số giá dầu thực vật đã tăng 12,1% hàng tháng trong tháng 7 lên 129,8 điểm. Sự gia tăng đáng kể trong tháng 7 này là do báo giá thế giới cao hơn đối với dầu hướng dương, cọ, đậu tương và hạt cải dầu.

Theo FAO, giá dầu hướng dương đã tăng hơn 15% hàng tháng do những bất ổn về nguồn cung có thể xuất khẩu từ khu vực, sau quyết định của Nga chấm dứt Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Những lo ngại về hoạt động sản xuất toàn cầu yếu kém và giá dầu thô tăng đã góp phần hơn nữa đẩy giá các loại dầu thực vật lên ngưỡng cao hơn.

Chỉ số giá ngũ cốc giảm 0,5% so với tháng trước và ở mức 125,9 điểm trong tháng Bảy, và giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi xu hướng giảm trong 9 tháng qua của giá lúa mì quốc tế đã kết thúc khi ghi nhận mức tăng mới 1,6% trong tháng 7 sau quyết định chấm dứt Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen của Nga. Tình trạng khô hạn đang diễn ra ở Canada và Mỹ cũng làm tăng áp lực lên giá lúa mì.

Giá gạo cũng đã tăng 2,8% trong tháng 7, đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Cùng với lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và áp lực mua hàng từ châu Á đã kéo theo đà tăng của giá lương thực. 

FAO bày tỏ lo ngại về việc giá gạo tăng, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực tác động đến một bộ phận lớn dân số thế giới, trong đó có những người nghèo nhất.

Dữ liệu từ FAO cũng cho thấy, Chỉ số giá sữa giảm 0,4%, Chỉ số giá thịt giảm 0,3% và Chỉ số giá đường giảm 3,9% tính theo tháng trong tháng 7.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,1% Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,1%

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi Bắc bộ lần thứ 4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, tăng trưởng GRDP của Vùng năm 2024 ước đạt 9,11%, cao hơn bình quân chung cả nước (ước đạt 6,8%-7%) và là vùng cao nhất cả nước.