Thời gian qua, thực trạng lao động về quê tránh dịch đông đã làm cho các doanh nghiệp (DN) thiếu hụt lao động trầm trọng khi khôi phục sản xuất. Để thu hút nhân lực quay trở lại làm việc tại các DN, nhiều chuyên gia lao động cho rằng, các địa phương và DN cần hỗ trợ về chi phí đi lại, nhà ở, xét nghiệm SARS-CoV-2, đảm bảo an sinh xã hội...
"Chìa khóa" thu hút lao động trở lại làm việc - Ảnh 1.

hực tế, dịch COVID-19 bùng phát trên cả nước, đặc biệt tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đã tạo ra một luồng dịch chuyển lao động lớn. Hàng ngàn lao động đã rời khỏi các thành phố lớn về quê do mất việc hoặc không đủ tiền để trụ lại thành phố.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Trần Việt Anh cho biết: “Đầu tháng 9, khảo sát một nhóm khoảng 300 DN trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và các sản phẩm thiên về kỹ thuật, chúng tôi thấy rằng, chỉ có khoảng 40% lao động mong muốn trở lại làm việc sau khi TPHCM mở cửa”.

Theo ông Trần Việt Anh, hiện nay có thể chia lực lượng lao động thành 4 nhóm gồm: Lực lượng làm trong các DN FDI, nhóm lao động làm trong các khu công nghiệp, nhóm lao động làm việc ngoài khu công nghiệp và lao động tự do. Trong đó, 2 nhóm đầu là lực lượng lao động kỹ thuật tương đối ổn định, trong đợt dịch vừa qua không bị ảnh hưởng quá nhiều về thu nhập, tỷ lệ dịch chuyển thấp. Tuy nhiên, cả 4 nhóm lao động này đều tập trung sống ở các xóm trọ, trong thời điểm giãn cách, hầu hết đều ở tại nơi trọ toàn thời gian, không gian sống chật hẹp, tạm bợ, không thể đảm bảo 5K, qua đó phát sinh nhiều F0, F1.

Do lo ngại vấn đề lây lan dịch bệnh, nhiều lao động sẽ muốn về quê, nhất là các lao động tự do.

Liên quan đến các giải pháp “giữ chân” NLĐ, các chuyên gia cho biết, người lao động thường quan tâm đến trạng thái của của DN trước khi xảy ra dịch bệnh có đảm bảo được cho cuộc sống của họ hay không. DN có “sức khỏe” tốt, NLĐ sẽ yên tâm quay trở lại, xóa bỏ tâm lý muốn nhảy việc, tìm nơi thu nhập cao hơn.

"Chìa khóa" thu hút lao động trở lại làm việc - Ảnh 5.

Để NLĐ yên tâm trở lại làm việc, các địa phương đã có chính sách hỗ trợ chi phí đi lại, thuê nhà, y tế; các nhu yếu phẩm... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài những yếu tố trên, chế độ đãi ngộ là yếu tố hàng đầu để thu hút, giữ chân NLĐ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Việc thu hút NLĐ quay trở lại doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là duy trì chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẤN KHỞI QUAY TRỞ LẠI LÀM VIỆC.

Việc giải quyết nhà ở cho NLĐ là giải pháp căn cơ để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, trong đợt dịch lần thứ tư, những doanh nghiệp nào có ký túc xá hoặc khu lưu trú dành cho công nhân thì doanh nghiệp đó rất chủ động trong phòng, chống dịch và thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ".

Đề cập giải pháp giữ chân NLĐ, thu hút NLĐ quay trở lại làm việc, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung chia sẻ với báo chí, vấn đề quan trọng nhất là phải lo tốt về mức lương, thu nhập. Ngoài lương thưởng thì phúc lợi cho NLĐ là rất quan trọng. Phúc lợi nên linh hoạt và đặt trọng tâm vào các chính sách phúc lợi cho NLĐ. Hiện NLĐ rất quan tâm đến sức khoẻ nên DN cần đầu tư vào vấn đề này. Cụ thể, doanh nghiệp cần chăm lo đến vấn đề an sinh, nên có một sàn an sinh tối thiểu để NLĐ có thể yên tâm như nhà trọ, nhà ở, sinh hoạt để có thể gửi con, chăm sóc con cái; y tế phòng, chống dịch và ưu tiên, đẩy mạnh tiêm vắc xin cho NLĐ...

"Chìa khóa" thu hút lao động trở lại làm việc - Ảnh 7.

Nhằm hỗ trợ phục hồi thị trường lao động, mới đây Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có hướng dẫn bằng văn bản vấn đề hỗ trợ người lao động quay lại doanh nghiệp làm việc tại các địa phương phía Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An).

Theo đó, đoàn viên công đoàn và người lao động đã về quê, có nhu cầu quay lại doanh nghiệp làm việc (bao gồm cả người lao động đang tạm hoãn hợp đồng hoặc đang nghỉ việc không hưởng lương do COVID-19 theo thoả thuận với doanh nghiệp) sẽ được nhận hỗ trợ. Điều kiện để doanh nghiệp được nhận hỗ trợ là doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn; có số lượng lao động từ 5.000 người trở lên; sẵn sàng đón, hỗ trợ tiền lương, nơi ở, các nhu cầu thiết yếu khác cho đoàn viên và người lao động.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ bằng tiền để công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp tổ chức phương tiện (ô tô, tàu hoả, máy bay) đón đoàn viên, người lao động quay lại làm việc. Mức hỗ trợ 50% tổng số kinh phí (chỉ cho phương tiện vận chuyển) tổ chức đón đoàn viên, người lao động quay lại làm việc. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12/2021.

Theo các chuyên gia, nếu chế độ đãi ngộ là yếu tố hàng đầu để thu hút NLĐ quay trở lại làm việc thì bảo đảm sự an toàn trong lao động, sản xuất trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 chính là “chìa khóa” để “giữ chân” NLĐ gắn bó lâu dài với DN.

DN cần nhận ra vai trò của mình trong công tác phòng chống dịch bệnh. Dù ở trong giai đoạn chống dịch hay sau này, các DN cũng cần duy trì vai trò trong việc ngăn chặn và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh tại nơi làm việc. “Cơn bão” dịch bệnh đi qua, DN nên ưu tiên lên kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và kiểm soát dịch bệnh dành cho NLĐ. Khi đóng vai trò chủ động, DN có thể đưa ra các kịch bản ứng phó như làm việc từ xa, hỗ trợ nhân viên kịp thời, ưu tiên cho sự linh hoạt giờ giấc…

"Chìa khóa" thu hút lao động trở lại làm việc - Ảnh 9.

Ngoài ra, các DN cần phát triển nguồn nhân lực theo định hướng mới. Khi nền kinh tế hồi phục, nhiều ngành sẽ bắt đầu tiến vào giai đoạn sản xuất mới, đây cũng là lúc DN săn đón lao động đã qua đào tạo, lao động trình độ cao với chính sách phúc lợi và mức lương khác nhau. 

"Chìa khóa" thu hút lao động trở lại làm việc - Ảnh 10.

Ảnh: Medinet

Tuy nhiên, NLĐ vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng do dịch bệnh cho nên có thể họ không chỉ đơn thuần tìm kiếm công việc có mức lương hay chế độ đãi ngộ hấp dẫn mà sẽ cân nhắc về môi trường làm việc và mô hình vận hành của DN. Do đó, DN nên tận dụng điểm này để đưa ra những chiến lược mới thu hút NLĐ có trình độ, tay nghề khi thị trường lao động bắt đầu khôi phục.

Nơi làm việc lấy con người làm trung tâm, nơi ưu tiên quản lý dựa trên sự đồng cảm, tính linh hoạt và sự hợp tác có định hướng sẽ là "chìa khóa" để duy trì lực lượng lao động trong dài hạn.

Bà Nguyễn Hồng Hà, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, nhấn mạnh, để thu hút người lao động đã về quê an tâm quay trở lại làm việc ở các thành phố lớn, đòi hỏi phải có sự chung tay giúp sức của doanh nghiệp và chính quyền cả nơi đi và nơi đến. Việc kết nối thông tin về cung - cầu lao động giữa doanh nghiệp, người lao động và các địa phương là quan trọng.

Cần phải thông tin rõ ràng cho người lao động về cơ hội việc làm, các chính sách đãi ngộ và thủ tục cũng như quy trình, hỗ trợ để giúp người lao động di chuyển từ quê nhà đến địa phương mà họ dự kiến sẽ làm việc và sẵn sàng để bắt đầu công việc. “Chúng ta nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kết nối này. Chỉ khi người lao động cảm thấy được an toàn và an tâm cả về y tế và tác động về kinh tế, họ mới quay trở lại”, bà Hà nhấn mạnh.

"Chìa khóa" thu hút lao động trở lại làm việc - Ảnh 11.