“Chia tay” khu đất vàng Hàng Bài, Tân Hoàng Minh rót 900 tỷ đồng hồi sinh 1 công ty âm vốn hàng trăm tỷ nhưng nắm giữ nhiều BĐS

Doanh nghiệp - Doanh nhân
12:01 PM 08/03/2021

Kể từ năm 2020, Tổng Bách Hóa đẩy mạnh phát triển 3 dự án bất động sản, tổng vốn đầu tư hơn 2.740 tỷ đồng.

Tân Hoàng Minh thâu tóm Tổng Bách Hóa, 6 năm không tổ chức ĐHĐCĐ

Phải mất hơn 6 năm, một công ty mới có thể tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông. CTCP Tổng Bách Hóa đã không nhận được sự đồng thuận của nhóm cổ đông sở hữu cổ phần chi phối, mà ở đây là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh và một số nhà đầu tư cá nhân.

Tháng 11/2014, nhóm Tân Hoàng Minh đã gửi thông báo về việc mua lại cổ phần Tổng Bách Hóa. Nhóm cam kết nếu mua được cổ phần thành công sẽ cơ cấu tại công ty. Từ đó đến nay, nhóm Tân Hoàng Minh đã mua cổ phần của nhiều cổ đông có nhu cầu bán.

Tháng 3/2015, nhóm Tân Hoàng Minh mua đấu giá thành công toàn bộ số cổ phần Nhà nước do SCIC nắm giữ. Sau khi mua, nhóm Tân Hoàng Minh trở thành nhóm cổ đông chi phối, tỷ lệ sở hữu lớn hơn 76% vốn điều lệ.

Với tỷ lệ sở hữu áp đảo, Tân Hoàng Minh đề nghị với HĐQT và các cổ đông khác, trong giai đoạn cơ cấu chưa tổ chức ĐHĐCĐ.

Tăng vốn thêm 900 tỷ đồng, chuyển trọng tâm phát triển bất động sản

ĐHĐCĐ năm 2020 của Tổng Bách Hóa mang nhiều ý nghĩa quan trọng sau giai đoạn dài tái cấu trúc. Công ty dự kiến sẽ hướng trọng tâm kinh doanh sang bất động sản, lĩnh vực có thế mạnh của Tân Hoàng Minh. Bên cạnh đó, các khoản nợ quá hạn hình thành trong quá khứ sẽ được công ty giải quyết dứt điểm. 

Để làm được điều này, Tổng Bách Hóa có kế hoạch phát hành 90 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tăng vốn thêm 900 tỷ đồng. Bên mua là CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Thanh, đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh đóng vai trò là đơn vị triển khai dự án D’. El Dorado II tại Tây Hồ, Jaf Mppok/

Số tiền thu được dùng 653 tỷ đồng tăng vốn đầu tư, thực hiện các dự án bất động sản; khoảng 247 tỷ đồng còn lại dùng để tăng vốn tất toán các khoản công nợ phải trả.

Từ năm 2020, Tổng Bách Hóa có kế hoạch phát triển 3 dự án bất động sản. Lớn nhất là dự án đầu tư khu nhà ở tại 486 Ngọc Hồi (Tổng kho 6), huyện Thanh Trì, tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng. Hai dự án khác gồm tổ hợp TTTM, dịch vụ tại 15 Bích Câu, Hà Nội (231 tỷ đồng) và tổ hợp TTMM, dịch vụ và nhà ở tại 23 Điện Biên Phủ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng (408 tỷ đồng).

“Chia tay” khu đất vàng Hàng Bài, Tân Hoàng Minh rót 900 tỷ đồng “hồi sinh” 1 công ty âm vốn hàng trăm tỷ nhưng nắm giữ nhiều BĐS - Ảnh 1.

Các dự án kế hoạch phát triển của Tổng Bách Hóa

Hoạt động kinh doanh hàng hóa chưa thể hồi phục trong năm 2020 do chưa có điều kiện về vốn, nhưng ban điều hành cho biết sẽ triển khai lại kể từ năm 2021 sau khi đã tất toán nợ quá hạn. 

Trước mắt, nhu cầu về vốn mảng kinh doanh hàng hóa dự kiến 200 tỷ đồng, bao gồm tối đa 170 tỷ đồng xử lý nợ cũ, còn lại và vốn kinh doanh mới.

Lỗ âm vốn chủ gần 260 tỷ đồng

“Chia tay” khu đất vàng Hàng Bài, Tân Hoàng Minh rót 900 tỷ đồng “hồi sinh” 1 công ty âm vốn hàng trăm tỷ nhưng nắm giữ nhiều BĐS - Ảnh 2.

“Chia tay” khu đất vàng Hàng Bài, Tân Hoàng Minh rót 900 tỷ đồng “hồi sinh” 1 công ty âm vốn hàng trăm tỷ nhưng nắm giữ nhiều BĐS - Ảnh 3.

Báo cáo của HĐQT Tổng Bách Hóa cho biết, trong giai đoạn 2009 – 2013 tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, thua lỗ dẫn đến không có khả năng thanh toán nợ. Giai đoạn 2010 – 2013, lãi vay thực tế mà công ty phải trả hơn 172 tỷ đồng.

Giai đoạn từ cuối năm 2014 đến nay, Tổng Bách Hóa không thực hiện được hoạt động kinh doanh hàng hóa do phát sinh nợ quá hạn tại các ngân hàng. Hoạt động kinh doanh chỉ còn cho thuê kho và dịch vụ kho, nhưng doanh thu không đủ bù đắp tiền thuê nhà, thuê đất Nhà nước… Tính đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu của Tổng Bách Hóa âm 257 tỷ đồng. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần là - 82.551 đồng. 

Trong giai đoạn 2014 – 2019, công ty đã xử lý xong nợ quá hạn tại hai ngân hàng. Tính đến 31/8/2020, công ty còn phát sinh nợ quá hạn tại ba ngân hàng với tổng dư nợ gốc là 97 tỷ đồng, dư nợ lãi tạm tính 71 tỷ đồng. Các ngân hàng cam kết miễn lãi quá hạn, giảm tối đa lãi quá hạn cho công ty sau khi trả hết nợ gốc quá hạn.

Đông A
Ý kiến của bạn