Chiếc đồng hồ bằng nhựa "hồi sinh" một thương hiệu

Quốc tế
10:37 AM 23/07/2022

Swatch đã kết hợp với Omega cho ra mắt mẫu đồng hồ làm từ chất liệu nhựa - gốm hiện đại. Chiếc đồng hồ có thiết kế hiện đại nhưng mức giá rẻ hơn so với các sản phẩm thông thường của thương hiệu Thụy Sỹ này.

Trở lại cách đây 4 thập kỷ, khi thương hiệu Swatch ra đời, sản phẩm đồng hồ nhựa của hãng đã thổi làn sinh khí mới vào ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ vốn đang đình trệ, phải vật lộn cạnh tranh với những đồng hồ giá rẻ khác đến từ châu Á. Đầu những năm 1990, Swatch đã đạt doanh thu vượt 20 triệu chiếc 1 năm nhờ việc người tiêu dùng thích thú với những thiết kế màu sắc kết hợp độ chính xác cao do được sản xuất ở Thụy Sỹ cùng với giá cả phải chăng. 

Chiếc đồng hồ bằng nhựa "hồi sinh" một thương hiệu - Ảnh 1.

Mẫu đồng hồ bằng nhựa mới được bày bán tại một cửa hàng ở Zurich, Thụy Sỹ. Ảnh: Reuters

Động lực này đã cung cấp nguồn tài chính thúc đẩy sự trở lại của những nhà sản xuất đồng hồ cao cấp đang gặp khó khăn như Blancpain, Breguet, Omega và nhiều thương hiệu khác. Nó cũng giúp xây dựng Swatch thành chủ sở hữu của 17 thương hiệu và tạo ra doanh số hàng năm tới 7,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bản thân thương hiệu Swatch cũng bị suy giảm, teo tóp dần so do sự xuất hiện của những đồng hồ thông minh, đặc biệt là Apple Watch. Đến năm 2021, doanh số bán của Swatch giảm xuống chỉ còn 3,2 triệu chiếc. 

"Chúng tôi đã mất một lượng doanh số bán tương đối lớn từ thế hệ trẻ", Nick Hayek - CEO Swatch Group cho biết.

Chiếc đồng hồ bằng nhựa "hồi sinh" một thương hiệu - Ảnh 2.

Nick Hayek - CEO Swatch Group. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, sự xuất hiện trở lại của dòng sản phẩm giá rẻ bằng nhựa - gốm Omega x Swatch MoonSwatch đã cứu nguy cho Swatch.

Là một nhà sản xuất đồng hồ và linh kiện nổi tiếng, Swatch đã tận dụng kinh nghiệm trong sản xuất và thiết kế, định giá phù hợp với đặc tính của sản phẩm.

MoonSwatch được thiết kế dựa trên kỹ thuật và hình dáng của dòng đồng hồ Speedmaster Moonwatch của Omega - mang tính biểu tượng, được các phi hành gia người Mỹ sử dụng. Nếu như phiên bản Moonwatch cơ được bán lẻ ở mức giá 7.000 USD thì MoonSwatch chạy bằng pin quartz với vỏ sử dụng vật liệu gốm sinh học (Bioceramic), pha trộn giữa gốm và một loại nhựa làm từ dầu đậu thầu dầu, chỉ có giá 260 USD.

Khi MoonSwatch được giới thiệu vào tháng 3, rất đông người hào hứng đón nhận sản phẩm, họ xếp hàng dài ở các cửa hàng từ Sydney tới New York để mua hàng. 3 tháng sau, khách hàng vẫn rất khó mua được MoonSwatch khi các cửa hàng nhanh chóng bán hết chỉ trong vòng vài phút sau khi hàng về. Ông Hayek khẳng định ông có thể bán 10 triệu chiếc MoonSwatch. 

"Sản phẩm như một sự bùng nổ, đưa Swatch trở lại ánh hào quang. Mọi người đều tỏ ra thích thú với sản phẩm này".

Chiếc đồng hồ bằng nhựa "hồi sinh" một thương hiệu - Ảnh 3.

Đông người xếp hàng bên ngoài một cửa hàng Swatch ở London vào tháng 3. Ảnh: Getty Images

Một số người sở hữu MoonSwatch đang bán lại đồng hồ này với giá gấp đôi giá bán lẻ. Tuy nhiên, Hayek khuyên người mua không nên làm như vậy bởi MoonSwatch không giới hạn số lượng và 6 nhà máy ở Thụy Sĩ luôn hoạt động sản xuất 24 giờ một ngày để cung ứng kịp thời sản phẩm tới khách hàng.

Thật kỳ lạ khi hiện tại, Swatch đang hồi sinh nhờ vào dòng sản phẩm của Omega - một thương hiệu mà chính Swatch đã giúp thịnh vượng trở lại từ những năm 1980. Omega hiện chiếm hơn 1/3 doanh thu của Swatch và hơn 1 nửa lợi nhuận của tập đoàn với dòng sản phẩm: De Ville, Seamaster và Speedmaster.

"Swatch chứng minh họ có thể làm đồng hồ ở Thụy Sỹ có kiểu dáng thời thượng và chiến lược marketing bài bản trong khi vẫn bán ở mức giá cạnh tranh. Lịch sử đang chuẩn bị lặp lại sau 40 năm nhưng vị thế thì đảo ngược".

Speedmaster không phải là mẫu duy nhất Hayek cân nhắc cho sự hợp tác với Swatch. Ông cũng đã đặt hàng các phiên bản gốm sinh học khác thuộc dòng Seamaster như Blancpain Fifty Fathoms, một chiếc đồng hồ lặn có giá bán lẻ khoảng 13.000 USD.

Hoài Thương (theo Bloomberg)
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.