Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái
Huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cảnh quan thiên nhiên đẹp với những dãy núi cao, những thác nước hùng vĩ, những khu rừng nguyên sinh quý giá, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái. Nhắc đến Chiêm Hóa, không thể không nhắc đến thác Bản Ba, xã Trung Hà - danh thắng nổi tiếng với những tầng thác đẹp đổ xuống thung lũng tung bọt trắng xóa. Còn Hang Bó Ngoặng, xã Phúc Sơn được phân bố ở chân núi đá vôi. Trước hang là dòng suối Bó Ngoặng, điều đặc biệt ở Bó Ngoặng là ở ngay cửa hang có vùng nước rộng mùa hè mát lạnh, mùa đông trở nên ấm nóng, nhiệt độ có thể lên đến 4000C.
Huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cảnh quan thiên nhiên đẹp với những dãy núi cao, những thác nước hùng vĩ, những khu rừng nguyên sinh quý giá, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái. Nhắc đến Chiêm Hóa, không thể không nhắc đến thác Bản Ba, xã Trung Hà - danh thắng nổi tiếng với những tầng thác đẹp đổ xuống thung lũng tung bọt trắng xóa. Còn Hang Bó Ngoặng, xã Phúc Sơn được phân bố ở chân núi đá vôi. Trước hang là dòng suối Bó Ngoặng, điều đặc biệt ở Bó Ngoặng là ở ngay cửa hang có vùng nước rộng mùa hè mát lạnh, mùa đông trở nên ấm nóng, nhiệt độ có thể lên đến 4000C.
Trải qua hàng triệu năm, thiên nhiên đã dày công gọt dũa để Bó Ngoặng trở thành một tác phẩm kỳ thú với những nhũ đá sinh động, lạ mắt. Tại Phúc Sơn, du khách có thể dừng chân tham quan, khám phá nhiều hang động kỳ thú như hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, rừng nguyên sinh Tầng, Biến... những hang động này cách nhau khoảng 1 km, lại có đường giao thông đi lại khá thuận lợi...
Phát huy thế mạnh của địa phương, trong thời gian qua huyện Chiêm Hóa đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, triển khai xây dựng, phát triển các mô hình du lịch, đề xuất các giải pháp cụ thể về công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Cùng với sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp và chính quyền địa phương, người dân trên địa bàn xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa đã biết nắm bắt thời cơ để đầu tư vào du lịch, phát triển các dịch vụ homestay để đón và phục vụ du khách khi đến với Thác Bản Ba. Khách du lịch khi đến đây, ngoài việc khám phá vẻ đẹp và ngâm mình trong làn nước trắng xóa của Thác Bản Ba, du khách sẽ được nghỉ ngơi tại những điểm homestay nhà sàn truyền thống của người Tày và được thưởng thức những món ăn đặc sản, truyền thống của địa phương.
Để thu hút khách du lịch từ mọi miền về với địa phương, cấp ủy, chính quyền huyện Chiêm Hóa đã chú trọng khai thác, quản lý tốt các cơ sở lưu trú và các điểm du lịch; thực hiện quy hoạch, đầu tư, hình thành các điểm, tour, tuyến du lịch trong và ngoài huyện; tổ chức tốt các lễ hội và các sự kiện văn hóa gắn với thu hút khách du lịch đến với Chiêm Hóa. Xây dựng và triển khai hoàn thành Đề án bảo tồn kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày gắn với Khu di tích lịch sử Kim Bình. Xây dựng điểm dừng chân Đèo Gà gắn với điểm du lịch cộng đồng tại xã Tân Thịnh. Khai thác có hiệu quả điểm du lịch sinh thái Thác Bản Ba, xã Trung Hà.
Các điểm du lịch đều được gắn với mô hình du lịch cộng đồng, dịch vụ homestay để phục vụ khách du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, xây dựng tập gấp, video giới thiệu quảng bá về du lịch; tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa gắn với quảng bá, thu hút khách du lịch. Nhờ đó, khách du lịch đến với huyện Chiêm Hóa ngày càng tăng: Năm 2015 thu hút 91.000 lượt khách, năm 2019 là 110.000 lượt khách, phấn đấu năm 2020 đón trên 110.000 lượt khách du lịch, tạo việc làm cho 2.000 lao động tham gia vào các hoạt động du lịch và các dịch vụ hỗ trợ du lịch.
Trong thời gian tới, để phát triển du lịch đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế, tiềm năng của địa phương, huyện Chiêm Hóa xác định phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái sẽ là loại hình du lịch ưu tiên trong phát triển du lịch của huyện, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, nâng cao đời sống, không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Ngô HuệThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.