Chiêm ngưỡng bánh Trung thu của Việt Nam và các nước trên thế giới
Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là bánh Trung thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.
- "CEO" tiệm bánh Trung thu Bảo Phương nức tiếng Hà Nội tiết lộ đơn hàng kín chỗ đến hết rằm, sắp đóng cửa treo biển hết bánh!
- Sài Gòn cho hàng ăn uống mở bán đem về: Chị bán chè sướng run vì bán được 200 ly/ ngày, Như Lan hốt bạc nhờ bán bánh Trung thu
- Hà Nội: Cô gái trẻ kiếm trăm triệu mỗi tháng nhờ vẽ tranh dân gian lên bánh trung thu và mở lớp học
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu
Vào đêm rằm trung thu hằng năm là ngày mà tất cả người lớn, trẻ nhỏ đều vui thích khi cùng nhau quây quần bên gia đình, thưởng thức những chiếc bánh trung thu ngọt ngào và chia sẻ những câu chuyện vui. Những chiếc đèn kéo quân, đèn ông sao, mặt nạ chú cuội vẫn được dân ta lưu giữ đến thời nay và đó vẫn là một món quà hết sức ý nghĩa đối với con trẻ. Trước kia thời ông bà ta chỉ có hai loại bánh trung thu: bánh nướng - bánh dẻo với nhân thập cẩm truyền thống. Bánh có hình dáng tròn hoặc vuông, mặt bánh được in hoa văn tỉ mỉ hay có loại bánh hình cá chép, hình chú thỏ… rất bắt mắt và hấp dẫn cả người lớn và trẻ nhỏ.
Thời nay, bánh trung thu đã được các thợ bánh lành nghề sáng tạo ra rất nhiều hương vị độc đáo nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng cổ truyền tượng trưng vầng mặt trăng vào đêm Rằm, cũng như một minh chứng về một ngày Tết tròn trịa, đủ đầy.
Ngoài hình tròn ra thì bánh trung thu còn được làm dưới hình chú lợn hay cá chép rất đẹp.
Không chỉ riêng Việt Nam hay Trung Quốc phá cỗ Tết Trung thu mà còn một số quốc gia khác cũng có ngày lễ này. Và đương nhiên, họ cũng có những loại bánh trung thu đặc trưng riêng.
Bánh Yuebing - Trung Quốc
Bánh Trung Thu Trung Quốc được gọi là Yuebing (Nguyệt Bính) - bánh mặt trăng. Bánh Yuebing có thể được coi là phiên bản sơ khai nhất của bánh Trung thu, với hình tròn quen thuộc, được in những chữ Hán mang ý tốt lành lên mặt bánh.
Ngoài ra, bánh ở Bắc Kinh được biết là có một lớp bột mịn ở vỏ và nhân được làm từ táo gai núi. Bánh Nguyệt Bính ở Thượng Hải và vùng Tô Châu lại có vỏ mỏng, trên có rắc mè và nhân làm từ thịt heo.
Bánh Songpyeon - Hàn Quốc
Khác với hai loại bánh Trung thu quen thuộc trên, bánh Songpyeon Hàn Quốc có vỏ từ bột nếp với nhân bánh ngọt từ hạt dẻ, mật ong... Bánh có hình bán nguyệt và có màu sắc sặc sỡ. Bánh được hấp trên lá thông tươi, khi hấp xong có mùi thơm dễ chịu.
Ngoài ra họ cũng sản xuất bánh với hình thu bắt mắt khác để tạo sự thích thú cho khách hàng.
Lý giải về hình dáng "không tròn" của loại bánh này, người Hàn Quốc cho rằng trăng luôn tuân theo chu ki tròn rồi khuyết, cũng như đời người lúc nào cũng có thăng trầm, nên trân trọng và thấu cảm. Bánh Songpyeon phổ biến trong những ngày lễ. Cũng như bánh Trung thu ở nước ta, bánh trăng khuyết ở Hàn được trao tặng như một lời chúc, lời nhắc nhở về ý nghĩa cuộc sống.
Bánh Tsukimi Dango - Nhật Bản
Dango là tên một nhánh bánh làm từ bột gạo, tương tự bánh mochi nổi tiếng của Nhật. Dango có thể được thưởng thức quanh năm, riêng bánh Tsukimi Dango được người Nhật dùng vào Trung thu.
Truyền thuyết về Tsukimi Dango rằng: Vào ngày rằm tháng 8, Ngọc Hoàng xuống nhân gian vi hành thì gặp một chú thỏ trắng. Ngọc Hoàng thử hỏi xin thỏ đồ ăn nhưng vì thỏ không có gì tặng cho người, thỏ đã nhảy vào lửa để làm thức ăn cho Ngọc Hoàng. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Ngọc Hoàng đã đưa thỏ về cung trăng và gọi là thỏ ngọc. Từ đó, cứ vào rằm tháng 8 hàng năm, thỏ ngọc sẽ giã bánh Tsukimi Dango để tặng cho người dân.
Bánh Trung thu "da tuyết" ở Singapore
Bánh Trung Thu dẻo lạnh (Snow Skin Mooncake) được cho là đã ra đời từ năm 1980. Bánh có vỏ tương tự như mochi, nhưng mang hình dáng tương tự bánh Trung thu Việt Nam - cao, khá dày, có hoa văn. Nhân bánh thường là nhân ngọt như đậu đỏ, hạt sen hay gần đây là sầu riêng, cacao.
Bánh Hopia - Philippines
Hopia (hay Bakpia) có nghĩa là "bánh nướng ngon" cũng tương tự bánh Pía của nước ta. Đây là một loại bánh ngọt phổ biến của Indonesia và Philippines, được cho là đến từ những người Fujianese nhập cư ở các trung tâm đô thị vào khoảng đầu thế kỷ XX.
Bánh cốm dẹp - Campuchia
Lễ Trung Thu (Ok Om Bok) ở Campuchia diễn ra 15/10 Âm lịch. Trong mâm cúng ngày Trung thu của họ không xuất hiện loại bánh quen thuộc, mà là hoa tươi, súp sắn, cốm dẹt, nước mía.
Bánh cốm dẹp Campuchia được làm từ hạt lúa non phơi hay rang khô. Sau đó, phần cốm này được nấu cùng nước dừa và bột để trở thành một thứ "bánh Trung thu" khác lạ ở Campuchia.
Mai Phương (T/h)
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.