Chiến lược 3P đưa Phúc Long từ mảnh đất cao nguyên tới vị trí Big4 ngành trà, cà phê Việt Nam

Doanh nghiệp - Doanh nhân
09:14 AM 14/02/2021

Thị trường F&B hiện nay, nếu tính riêng trong mảng đồ uống thì Phúc Long đang là thương hiệu có doanh thu lớn thứ 4, sau Highlands Coffee, Starbucks và The Coffee House.

Thông tin một đại gia bán lẻ đánh tiếng hỏi mua chuỗi trà, cà phê Phúc Long đầu năm 2021 khiến giới kinh doanh xôn xao. Tuy nhiên đây cũng không phải là lần đầu tiên, thương hiệu này được các nhà đầu tư để mắt tới.

Xuất phát từ mảnh đất Bảo Lộc, Lâm Đồng, Phúc Long đã vươn lên thành tên tuổi có tiếng trong giới kinh doanh đồ uống Việt Nam.

Theo kết quả năm 2019, xét về doanh thu, Phú Long Coffee & Tea là chuỗi lớn thứ 4 thị trường. Thậm chí là một trong số ít các chuỗi tuy liên tục mở rộng nhưng vẫn có lãi.

(bài đinh Tết) Chiến lược 3P đưa Phúc Long từ mảnh đất cao nguyên tới vị trí Big4 ngành trà, cà phê Việt Nam - Ảnh 1.

Để làm được điều này, Phúc Long đã thực hiện tốt chiến lược 3P dưới đây:

1. Product - Sản phẩm

Với bất kỳ chuỗi F&B nào nói chung, địa diểm, dịch vụ, phong cách,… có thể là nét khác biệt để thu hút khách hàng đến quán. Nhưng muốn họ tiếp tục gắn bó và quay lại nhiều lần, cốt lõi thành công vẫn nằm ở sản phẩm.

Mặc dù mở rộng thương hiệu khoảng 3 năm trước, thời điểm các chuỗi trà sữa bùng nổ tại Việt Nam, Phúc Long đã xây dựng được chỗ đứng của riêng mình. Nhiều người thừa nhận, điểm nổi bật trong sản phẩm của Phúc Long là vị trà đậm, đánh mạnh vào gu "sành" của khách hàng và khiến những ai khó tính cũng phải gật gù. Ngay cả với dòng trà sữa, sản phẩm của Phúc Long bù béo ngậy thì vị trà cũng rất rõ nét. Nguyên nhân tạo nên nét đặc trưng này do Phúc Long là một trong số ít chuỗi F&B tự sở hữu vùng nguyên liệu ngay tại Thái Nguyên, vùng đất nổi tiếng về trà của phía Bắc. DNA mạnh về trà của Phúc Long sẽ phù hợp với thị trường Việt Nam, vốn có truyền thống thưởng thức trà từ xa xưa.

(bài đinh Tết) Chiến lược 3P đưa Phúc Long từ mảnh đất cao nguyên tới vị trí Big4 ngành trà, cà phê Việt Nam - Ảnh 2.

Ngoài hương vị, sản phẩm đa dạng cũng là một điểm cộng tại đây. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, quán trà sữa sẽ chỉ bán trà sữa, nhưng Phúc Long không làm như vậy. Trong menu của thương hiệu này, khách hàng sẽ bắt gặp đa dạng các loại trà, trà sữa, nước trái cây, cà phê và cả bánh ngọt ăn kèm.

Thực đơn của Phúc Long rất phong phú với 63 hương vị trà sữa khác nhau. Các món trà được giới trẻ ưa thích như trà đào cam sả, trà đào sữa, hồng trà sữa, trà thiết quan âm…Với đồ uống vị cà phê, các thức uống nổi bật có thể kể đến như caramel coffee, rich milk, cappuccino, cà phê vanilla, cà phê bạc hà đá xay…

2. Price - Giá cả

Thực đơn và chính sách giá bán của Phúc Long cũng được xây dựng hợp lý dựa trên thế mạnh sẵn có là trà và cà phê. Phúc Long hướng đến đối tượng khách hàng đa dạng, từ người đi làm, khách du lịch đến học sinh, sinh viên nên giá bán của hãng ở mức tầm trung, phù hợp túi tiền của đại đa số người dân.

Như trà sữa, cùng là loại sản phẩm có độ hot trên thị trường nhưng Phúc Long lại bán giá khá "mềm". Một ly trà chỉ dao động trong khoảng từ 30.000 – 45.000 đồng, bằng 50 -70% so với giá bán của Trung Nguyên và 30 – 50% của Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf. Giá bán hợp lý chính là một trong những điểm cộng giúp Phúc Long đưa thương hiệu của mình đến mọi đối tượng khách hàng một cách nhanh nhất.

(bài đinh Tết) Chiến lược 3P đưa Phúc Long từ mảnh đất cao nguyên tới vị trí Big4 ngành trà, cà phê Việt Nam - Ảnh 3.

3. Place - Địa điểm

Sẵn lợi thế sân nhà so với các thương hiệu ngoại, Phúc Long không ngại tuyên chiến với đối thủ bằng cách chọn những điểm bán nằm ở vị trí bán đắc địa. Tại các thành phố như Hà Nội hay TPHCM, cửa hàng Phúc Long thường đặt ở khu phố lớn, trong các trung tâm thương mại, thậm chí rất gần đối thủ. Ví dụ trong năm 2018, lần đầu tiến quân ra Hà Nội, hãng đã chọn khai trương tại trung tâm thương mại IPH Cầu Giấy, nơi đã có sẵn sự hiện diện của hai thương hiệu khác là Starbucks và Highlands Coffee.

Ngoài mặt bằng thuận lợi, Phúc Long cũng hướng đến tính hiện đại trong cách bài trí quán. Không gian Phúc Long rộng rãi nhưng vẫn đậm chất ấm cúng, bàn ghế xếp theo nhóm, phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng như tụ tập gia đình, gặp gỡ bạn bè, hẹn hò,… Thời gian mở cửa sớm, đóng cửa muộn (thường từ 7h sáng đến 11h đêm) giúp khách hàng dễ thưởng thức vào các khung giờ thuận tiện.

(bài đinh Tết) Chiến lược 3P đưa Phúc Long từ mảnh đất cao nguyên tới vị trí Big4 ngành trà, cà phê Việt Nam - Ảnh 4.

Khách hàng chờ mua trà sữa trong ngày đầu Phúc Long khai trương cửa hàng tại Hà Nội.


Kết

Với những yếu tố trên, dù gia nhập thị trường sau và thậm chí Bắc tiến muộn hơn nhiều chuỗi khác, Phúc Long vẫn đang giữ vững phong độ, thể hiện tốt sự năng động trước các "lão làng" cả nội lẫn ngoại. Thương hiệu trà và cà phê thuần Việt này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ và diễn biến đáng chú ý hơn nữa trong tương lai.

Nhật Anh
Ý kiến của bạn
Việt Nam là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản Việt Nam là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản

Với vị trí địa lý thuận lợi, sức phát triển cùng các chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc và nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành những lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.