Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
Kết phiên giao dịch ngày 28/11, VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1242,11 điểm, HNX-Index tăng 0,47 điểm (0,21%) lên 223,57 điểm và UPCoM-Index tăng 0,38 điểm (0,41%)lên 92,35 điểm.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, với sự tham gia của hàng loạt tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Đón làn sóng đầu tư
Thời gian qua, nhiều "ông lớn" trong ngành bán dẫn như: Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor... đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới hàng tỉ USD.
Sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam thành quốc gia thịnh vượng. Dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỉ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Với Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đặt mục tiêu giai đoạn 2024-2030: Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỉ USD/năm; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỉ USD/năm.
Giai đoạn 2030-2040 đặt mục tiêu phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.
Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỉ USD/năm Quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỉ USD/năm. Đến năm 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỉ USD/năm.
Nhiều chuyên gia cho rằng Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam định hướng rõ ràng cho phát triển công nghiệp bán dẫn, công nghiệp điện tử thế hệ mới (chip AI) thông qua một lộ trình phát triển cụ thể, với các mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý có định hướng rõ ràng trong việc đầu tư, nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn, công nghiệp điện tử.
Chiến lược này nắm bắt, tận dụng cơ hội trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu khi mà ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu trải qua những biến động rất lớn, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Thêm vào đó, theo các chuyên gia, với vai trò là thành viên của các hiệp định thương mại lớn như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tăng cường hoạt động thương mại với các nền kinh tế lớn. Điều này không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh mà còn củng cố triển vọng tăng trưởng của ngành bán dẫn trong tương lai.
Tuy nhiên đối với ngành bán dẫn lao động đang trở thành thách thức lớn nhất. Theo đánh giá của nhiều công ty toàn cầu, tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao đã dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt về nhân tài công nghệ trên toàn cầu.
Các doanh nghiệp đang nỗ lực phát triển
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc kết nối phát triển nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng được PGT Holdings chú trọng và tập trung. Trong tháng 9/2024, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có buổi gặp gỡ và làm việc cùng đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản (trong đó có CTCP PGT Holdings (HNX:PGT)) cùng với sự tham gia của các sinh viên Quốc tế, đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác quốc tế của nhà trường.
Một trong những điểm nhấn chính của buổi gặp gỡ là lễ ký kết Hợp tác (MOU) giữa Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn và các doanh nghiệp Nhật Bản. Mở ra cơ hội hợp tác trong việc tạo điều kiện thực tập và việc làm cho sinh viên tại Nhật Bản, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế đang theo học tại trường.
Các sinh viên còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện để các bạn được tìm hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai.
Khép lại phiên giao dịch ngày 28/11/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,500 VNĐ./
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.