Chiến lược Point of life - “Một điểm đến, đa tiện ích vì lợi ích của người tiêu dùng” đã được Masan thai nghén và phát triển trên nền tảng vững chắc như thế nào?
Tại thời điểm mà "những người tin tưởng Masan nhất cũng lung lay sau thương vụ thâu tóm VinCommerce" - khi mà Masan tiếp nhận khoản lỗ hơn 100 triệu USD và chưa có nhiều kinh nghiệm về bán lẻ, thì phía Masan khẳng định chắc nịch: "Thương vụ VinCommerce là bước nhảy vọt đối với Tập đoàn Masan".
Và mới đây, Masan công bố BCKQKD năm 2021 với con số ấn tượng 88.629 tỷ đồng doanh thu, tăng 14,8%. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông tăng 593,9%, đạt 8.563 tỷ đồng, tăng cao gấp 7 lần.
Masan là tập đoàn tiêu dùng dẫn đầu giá trị vốn hóa. Kết quả kinh doanh đầy triển vọng trên được hợp nhất từ kết quả tăng trưởng khả quan của tất cả các mảng kinh doanh của Masan. Đặc biệt, với WinCommerce (WCM) đạt doanh thu thuần 30,9 ngàn tỷ đồng năm 2021. EBITDA của WCM năm 2021 đã cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020. WCM đã có lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng cuối năm 2021, đánh dấu nửa năm đầu tiên có lãi.
Sau khi sáp nhập về với Masan, WinCommerce (đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+) được tái cấu trúc hệ thống bán lẻ, cải thiện hiệu quả hoạt động toàn hệ thống. Các chiến lược tiêu biểu đã thành công như: Tối ưu hóa danh mục sản phẩm, tăng tỉ trọng hàng tươi sống, áp dụng chính sách bán hàng hấp dẫn, cũng như điều chỉnh mô hình hoạt động của WinMart+ với cách bài trí mới...
Từng nền tảng chân trụ của Masan đều độc lập tăng trưởng mạnh qua các năm
Nền tảng hơn 1/4 thế kỷ của Masan sở hữu hàng loạt công ty hàng đầu ngành tiêu dùng. Trong nhiều năm qua, các công ty thành viên của Masan Group liên tục được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín Top đầu Doanh nghiệp Thực phẩm - Đồ uống và Bán lẻ uy tín như Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML), WinCommerce, Vinacafe Biên Hòa (VCF), Phúc Long… với các thương hiệu FMCG vững mạnh, được người tiêu dùng yêu thích như Omachi, Kokomi, CHIN-SU, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vĩnh Hảo, Heo Cao Bồi, Xúc xích Ponnie, nước tăng lực Wake-up, Compact, Vinacafe Biên Hòa, Quang Hanh, Lemona, bia Red Ruby, Sư tử trắng… .
Masan Consumer có 8 năm liên tiếp nằm trong Top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại thành thị và nông thôn theo báo cáo Brand Footprint 2020 của Kantar Worldpanel. Hằng năm, Masan Consumer đều cho ra mắt thị trường hàng chục phát kiến mới trên tất cả các ngành hàng.
Doanh thu thuần MCH năm 2021 tăng 20,0% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 28.764 tỷ đồng. Doanh thu thuần của Masan MEATLife ("MML") năm 2021 tăng trưởng 17,2% so với năm 2020. The CrownX ("TCX"), nền tảng tiêu dùng - bán lẻ tích hợp của Masan (hợp nhất WinCommerce ("WCM") và Masan Consumer Holdings ("MCH") đạt doanh thu thuần 58 ngàn tỷ đồng năm 2021, tăng trưởng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Chiến lược Poin of Life hợp lực sức mạnh của các mảng kinh doanh để gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng
Hiện nay, Masan đang từng bước hiện thực hóa chiến lược Point of life. Chiến lược "Point of Life" của Masan hướng đến phục vụ 35 - 50 triệu khách hàng. Thông qua đó, mang đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online, là điểm đến "tất cả trong một" phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe, chiếm đến 80% chi tiêu của người tiêu dùng.
Để phục vụ gần 15 triệu người tiêu dùng am hiểu và thường xuyên sử dụng các dịch vụ số, Masan cần có giải pháp để tích hợp sản phẩm và dịch vụ số vào nền tảng tiêu dùng. Chính vậy, Masan đã đầu tư 295,5 tỷ đồng, mua lại 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Mobicast (sở hữu thương hiệu mạng Reddi), mở rộng sang lĩnh vực viễn thông, bước đầu số hóa hệ sinh thái tiêu dùng "Point of Life".
Masan là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi mô hình cung cấp nhu yếu phẩm thuần túy sang mini-mall đa tiện ích, kết nối toàn bộ nhu cầu của người tiêu dùng, trên một nền tảng bao trùm xuyên suốt từ online đến offline.
"Rất nhiều tầng lớp khách hàng có thể tìm thấy giá trị mình cần trong hệ sinh thái bán lẻ của Masan. Khi các cửa hàng WinMart+ đa tiện ích mở rộng về nông thôn sẽ mở ra một phong cách tiêu dùng mới, hiện đại và chất lượng hơn", Tiến sĩ Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định.
Giờ đây khi đến mua sắm tại các điểm WinMart+ hoạt động theo mô hình mini-mall, người tiêu dùng đang được phục vụ tích hợp đa tiện ích không chỉ nhu yếu phẩm (WinMart+) và F&B (Phúc Long), dịch vụ tài chính (Techcombank) mà còn có dịch vụ số (Mobicast, sở hữu thương hiệu mạng Reddi), dược phẩm (Phano),…
Chính bằng chiến lược vững chắc đầy tiềm năng Poin-of-life, chỉ trong năm 2021, Masan huy động được đến 2,3 tỷ USD từ các quỹ sừng sỏ như SK Group hay nhóm đầu tư Alibaba và Baring Private Equity Asia cho đến cả các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới khác như TPG, ADIA, SeaTown (thuộc Temasek).
Khi hợp tác với Lazada (công ty con của Alibaba), hàng hóa của Masan sẽ tiếp cận với 20.000 khách hàng của trang này. Hiện nay, WinMart đang có mặt trên ứng dụng VinID với 9 triệu người dùng, Techcombank với 5 triệu người dùng và nhiều ứng dụng mua sắm khác. Nguồn dữ liệu từ tệp khách hàng offline và online cũng là một "mỏ vàng" quý giá đối với các doanh nghiệp am hiểu về sức mạnh của phân tích dữ liệu.
Masan cho biết, hiện có hơn 1 triệu giao dịch được xử lý mỗi ngày và con số này sẽ tăng gấp 5 - 10 lần vào 2025. Khối lượng giao dịch đồ sộ này sẽ cung cấp cho đơn vị này nguồn dữ liệu quý giá để thấu hiểu người tiêu dùng và phục vụ họ tốt hơn.
PVCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.