Chiến lược tiếp thị tâm lí 0 đồng mà Elon Musk đã áp dụng cho Tesla: Một trong những câu chuyện tăng trưởng vĩ đại nhất lịch sử

Doanh nghiệp - Doanh nhân
04:41 PM 09/10/2021

Giải mã một trong những câu chuyện về sự tăng trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, ít có thương hiệu nào trong cùng lĩnh vực về xe ô tô trên thị trường hiện nay, có thể tạo ra nhiều sự đột phá và thành công giống như Tesla. Cho đến nay, có rất nhiều công ty đã thất bại trong việc nghiên cứu để tạo ra một chiếc ô tô điện được sử dụng một cách rộng rãi. Ngược lại, Tesla không chỉ đang làm cho ô tô điện ngày càng trở nên phổ biến mà còn khiến chúng trở nên đẹp mắt và hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng. Tesla đã trở thành một trong những công ty lớn nhất hành tinh và đưa CEO Elon Musk trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

Nhưng tại sao Tesla lại thành công trong lĩnh vực này trong khi những công ty khác lại thất bại? Và điều khiến chúng ta bất ngờ nhất chính là, họ đã thật sự tạo ra được một kỳ tích mà không tốn bất cứ đồng USD nào cho việc tiếp thị.

Elon Musk rất ghét các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, nên anh đã từ chối chi tiền cho nó. Nhìn bề ngoài, có vẻ sự cực đoan này của Musk có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, Tesla thực sự có một số vũ khí bí mật để giúp họ đạt được thành công.

Hôm nay, chúng ta sẽ nói về 3 chiến thuật tâm lý trong việc tiếp thị đã giúp Tesla phát triển rất nhanh và lớn mạnh, với chi phí là 0 USD.

1. Chiến lược Tâm lý học về sự cuồng tín của Tesla

"Chàng lính ngự lâm" là biệt danh mà mọi người thường ví von khi nhắc đến Elon Musk. Anh đã giúp đưa Tesla trở thành tâm điểm chú ý ngay từ những ngày đầu tiên thành lập. Musk được mô tả như một người đàn ông tự lập, một người kỹ sư lành nghề, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, và là một con người tôn sùng chủ nghĩa tương lai. Tuy nhiên, có một điều mà bạn không biết đó là Musk không phải là người đã thành lập nên Tesla. Anh đã tham gia vòng gọi vốn đầu tiên của công ty Tesla và trang web của công ty đã ghi nhận, Musk là người đồng sáng lập. Nhưng có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn đó là, Elon Musk chính là giám đốc điều hành thứ tư của công ty.

Yếu tố xây dựng nên sự nổi tiếng của Tesla một phần là nhờ danh tiếng của Elon. Anh có rất nhiều điểm chung giống với những người thành lập đầu tiên của Tesla, những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Họ giàu và có học thức.

Những người này muốn đi một chiếc xe thể thao mà nó có thể thể hiện nên giá trị của họ. Họ không quan tâm quá nhiều đến việc bảo vệ môi trường. Họ chỉ muốn bản thân trông thật ngầu và được ngưỡng mộ vì sự thông minh của mình khi được lái trên những chiếc xe mang kiểu dáng như những con tàu du hành vũ trụ tương lai, và di chuyển trên những con đường cao tốc. Đó là một chiến lược rất khác biệt của Tesla so với rất nhiều công ty sản xuất ô tô điện đi trước như Toyota Prius và Honda Insight.

Elon Musk hiểu rõ, nếu anh tạo ra được một tầm nhìn mới và một cộng đồng những người có cùng đam mê, cùng chí hướng với Tesla, thì những người làm trong ngành công nghệ sẽ bị thu hút và muốn trở thành một phần của công ty. Bí quyết về mặt Tâm lý học đằng sau chiến lược này chính là một nguyên tắc được gọi là "Unity", có nghĩa là nguyên tắc hợp nhất.

Nội dung của nguyên tắc "Unity" là gì?

Nguyên tắc Hợp nhất được đặt ra bởi giáo sư Robert Cialdini. Nội dung của nó là chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người giống với chúng ta. Điều này được thể hiện rõ qua tín ngưỡng của các tổ chức tôn giáo, đảng phái chính trị, quan hệ gia đình hoặc ngay cả những người học cùng trường với nhau. Theo Cialdini: "Đặc điểm chính của các nhóm này là các thành viên thường có xu hướng cảm thấy dễ dàng hòa nhập cùng nhau. Hành vi của một thành viên có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của các thành viên khác".

Thương hiệu Tesla và câu chuyện của Elon đã tạo ra một cảm giác hợp nhất đối với những người hâm mộ Tesla. Họ đều thông minh, sáng tạo và nắm bắt nhanh những loại công nghệ tân tiến. Những khách hàng đầu tiên đã tạo ra động lực để Tesla phát triển, từ việc khai thác thị trường trong ngành sản xuất ô tô đến việc trở thành công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện.

2. Sức hút gây nghiện từ Elon Musk

Bạn chắc chắn không thể đề cập về một giáo phái nào đó mà lại không nói về nhà lãnh đạo xuất sắc của giáo phái đó. Trong trường hợp này, Elon Musk chính là vua của làng công nghệ.

Musk có một tài khoản Twitter với 59 triệu người theo dõi. Anh muốn lên sao Hỏa. Anh hẹn hò với những người nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất thế giới. Sở thích của Elon Musk là chế tạo súng phun lửa và trở thành đối thủ không đội trời chung với Jeff Bezos. Nói tóm lại, Elon Musk có sức lôi cuốn rất lớn và mọi người đều bị thu hút bởi anh.

Vậy khía cạnh tâm lý học đằng sau sự lôi cuốn là gì? Nó là gì và tại sao chúng ta lại yêu thích nó đến vậy?

Sự lôi cuốn là một loại sức mạnh có thể quyến rũ hoặc truyền cảm hứng, khơi gợi nên lòng trung thành, tình yêu và sự nhiệt tình của ai đó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sức hút từ những chiếc ô tô điện là khá lớn. Mọi người đều đang tìm kiếm những nhà sáng tạo tiên phong trong lĩnh vực này. Đó là những người dường như hiểu rõ về tương lai, trong thời điểm mà hầu hết mọi người đều không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Nhưng điều gì khiến ai đó có sức hút?

Theo các nghiên cứu đã được thực hiện, đặc điểm nhận biết lớn nhất của sự lôi cuốn chính là tốc độ hoạt động của não bộ. Về cơ bản, bạn phải là một người suy nghĩ nhanh chóng. Bạn sẽ luôn chuẩn bị sẵn một câu trả lời dí dỏm để đáp lại sau khi ai đó đặt câu hỏi. Nếu bạn làm được điều này, bạn có thể là người khá lôi cuốn.

Và Musk chính là một kiểu người có tư duy nhạy bén!

Elon Musk sử dụng sức mạnh lôi cuốn của mình tốt hơn tất cả những người như Jeff Bezos hay Bill Gates. Anh đã tự xây dựng thương hiệu cá nhân của mình để trở thành CEO nổi tiếng nhất hành tinh, và nhờ đó, Tesla đã phát triển mạnh mẽ dựa trên danh tiếng của anh. Vì vậy, Elon Musk đã không cần phải chi một xu nào cho các hoạt động quảng cáo. Bản thân anh, cùng với các sản phẩm về cổ phiếu, chính là kênh tiếp thị đắt giá nhất thế giới.

3. Tesla đã biến xe điện trở thành một loại Biểu tượng về địa vị

Tesla là một thương hiệu luôn tập trung vào việc nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm. Điều đó không khiến họ trở nên khác biệt so với các thương hiệu xe hơi khác. Hầu như bất cứ thương hiệu nào cũng đều nhận ra rằng, một sản phẩm tuyệt vời chính là kế hoạch tiếp thị tốt nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, Tesla đã tạo ra được một sự khác biệt đáng kể. Khi ra mắt sản phẩm xe điện Roadster, họ đã tạo ra được một thứ gì đó sáng tạo và phong cách hơn. Tương tự như iPhone, phong cách đi đôi với hiệu suất sẽ khiến mọi người hào hứng với sản phẩm của bạn. Bạn có thể tìm thấy sự kết hợp tương tự giữa phong cách và chất lượng trong lần ra mắt sản phẩm Cyber Truck gần đây của Tesla. Đó là một loại xe ô tô bán tải chạy bằng điện. Chiếc xe này trông có vẻ "điên rồ" nhưng cũng khá ngầu.

Bí quyết về mặt tâm lý học đằng sau chiến lược tiếp thị 0 USD mà Elon Musk đã áp dụng cho Tesla. - Ảnh 1.

Sự kết hợp giữa thời trang và sự đổi mới này cũng giúp xe điện trở thành một loại Biểu tượng về địa vị dành cho người sở hữu nó. Các nhà tâm lý học biết rằng, con người sẽ luôn cố gắng để đạt được một địa vị nào đó trong cuộc sống. Đó là một nguồn động lực mạnh mẽ trong bản thân mỗi người.

Nhà thần kinh học Michael Gazzaniga đã chia sẻ như sau: "Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ luôn nghĩ về địa vị của mình trong xã hội. Bạn nghĩ về vị trí của bạn trong những mối quan hệ với các đồng nghiệp xung quanh".

Khi mua một sản phẩm giúp nâng tầm địa vị xã hội của bạn lên cao hơn, mọi người bắt đầu sẽ thèm muốn món đồ đó. Nó đáp ứng được nhu cầu tâm lý về địa vị của mọi người. Thứ bạn dùng không chỉ phản ánh được hình ảnh của bản thân, mà còn để thể hiện cho thế giới biết rằng, bạn là ai và bạn đang ở vị trí nào trong xã hội.

Mộc Dương
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.