Chính phủ chỉ đạo phục hồi sản xuất và khơi thông đầu ra nông sản
tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình KTXH tháng 7 và 7 tháng năm 2021, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành và các địa phương nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19, đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, đồng thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản…
Nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 là rất nặng nề
Trong nội dung Nghị quyết, Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 7, mặc dù đại dịch COVID-19 với biến chủng Delta lây lan nhanh hơn, mạnh hơn, nguy hiểm hơn đã bùng phát tại nhiều địa phương, nhất là tại Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế-xã hội và sức khỏe, tính mạng của nhiều người dân.
Nhưng với quyết tâm, đồng lòng, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục phát triển và đạt những kết quả quan trọng.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước đạt 68% dự toán năm, tăng 15,6%. Thị trường tiền tệ, ngoại hối tương đối ổn định, lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm, tăng trưởng tín dụng phục hồi tích cực. Dịch vụ tài chính, thanh toán không dùng tiền mặt được thúc đẩy. Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là phục vụ công tác phòng, chống dịch được đẩy mạnh.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2021 là rất nặng nề. Quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của năm 2021 trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, các Nghị quyết của Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ nhất…
Hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Bên cạnh chỉ đạo tổng thể nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung rà soát, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tiếp thu các ý kiến, kiến nghị, nhất là tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương ngày 08 tháng 8 năm 2021; sớm trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình "ba tại chỗ", "một cung đường, hai điểm đến" để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19; hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... để tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh COVID-19 tại các địa phương.
Theo dõi sát thị trường trong nước và quốc tế; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu (kể cả tại các cửa khẩu biên giới) nhằm thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu; hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước; bảo đảm cung ứng đủ nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất và hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là tại các địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức tiêu thụ nông sản đến vụ thu hoạch, hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản tại các địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử để tạo kênh tiêu thụ thuận lợi, ổn định. Tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Rà soát, đánh giá thực trạng tiêu thụ điện của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để kịp thời có giải pháp hỗ trợ hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất hoạt động vận tải, bảo đảm thông suốt, giải tỏa nhanh hàng hóa, nhất là tại các khu vực cảng biển quốc tế trọng điểm; kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu - điểm cuối trong vận chuyển hàng hóa, không để ách tắc trong lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành các hoạt động vận tải.
Phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể tính hợp lý, sự phù hợp của các loại phí, lệ phí, giá dịch vụ, quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải trong bối cảnh dịch bệnh (như các loại phí đăng kiểm xe, bảo trì đường bộ, phí dịch vụ tại sân bay, bến cảng, chi phí xét nghiệm COVID-19 đối với lái xe, thời hạn đăng kiểm...) để báo cáo cấp có thẩm quyền có phương án cắt, giảm phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp; ổn định thị trường bất động sản.
Kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, không để ùn ứ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện, xã) giai đoạn 2021-2025 trước ngày 31/8/2021.
Tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, không để ùn ứ.
Nắm chắc tình hình sản xuất, tiêu thụ và diễn biến giá thóc, gạo hàng hóa để kịp thời đề xuất việc áp dụng biện pháp cụ thể điều tiết thị trường khi cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để đẩy giá lên cao, gây gián đoạn sản xuất. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài chính, cơ quan, địa phương liên quan theo dõi sát diễn biến giá phân bón tại thị trường trong nước, có biện pháp điều tiết phù hợp, kịp thời để bình ổn giá, không để tăng giá bất hợp lý.
Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác cảnh báo, dự báo; chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ; chỉ đạo các địa phương rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện thực tế và bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Lưu ĐoànTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.