Chính sách mới về thuế, phí, lệ phí có hiệu lực từ tháng 5/2021
Nhiều trường hợp được miễn phí, lệ phí xuất nhập cảnh, sửa đổi cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế, điểm mới về ký điện tử trong giao dịch điện tử lĩnh vực thuế ... là các chính sách thuế - phí – lệ phí có hiệu lực từ đầu tháng 5/2021
Không còn thu lệ phí gia hạn hộ chiếu
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 25/2021/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 22/5/2021).
Theo đó, trong Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo không còn quy định về mức thu lệ phí gia hạn hộ chiếu như hiện hành nữa.
Hiện nay, Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định lệ phí gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ à 100.000 đồng/lần.
Nhiều đối tượng được miễn thu phí trong chăn nuôi
Theo Thông tư 24/2021/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi.
Theo đó, mức thu phí trong chăn nuôi được quy định tại Biểu mức thu phí trong chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư 24, áp dụng như sau:
- Áp dụng mức thu bằng 50% mức thu phí tại Biểu mức thu phí kể từ ngày 17/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
- Áp dụng mức thu phí tại Biểu mức thu phí kể từ ngày 01/01/2022 trở đi.
- Miễn thu phí đối với các đối tượng là:
Cá nhân thuộc hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng;
Tổ chức, cá nhân ở các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nội dung thu phí quy định tại Biểu mức thu phí trong chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư 24.
Biểu mức thu phí được ban hành kèm theo Thông tư 24/2021/TT-BTC, đơn cử như:
- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận thức ăn chăn nuôi lưu hành tự do tại Việt Nam: 350.000 đồng/ 01 sản phẩm/lần.
- Phí Công nhận dòng, giống vật nuôi mới: 750.000 đồng/01 dòng, giống/lần.
- Phí Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu lần đầu đực giống, tinh, phối giống gia súc: 250.000 đồng/01 giống/lần…
Những điểm mới về ký điện tử trong giao dịch điện tử lĩnh vực thuế
Ngày 18/3/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (có hiệu lực từ ngày 03/5/2021).
Theo đó, có một số điểm mới nổi bật đáng lưu ý được Tổng cục thuế giới thiệu tại Công văn 1194/TCT-KK năm 2021; đơn cử như về chứng từ điện tử tại Điều 6 Thông tư 19:
- Bổ sung quy định hồ sơ thuế điện tử bao gồm:
Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiên chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; miễn thuế, giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
Trước đây theo quy định chứng từ nộp thuế điện tử là giấy nộp tiền hoặc chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính dưới dạng điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng.
Quy định mới cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế
Thủ tướng ban hành Quyết định 15/2021/QĐ-TTg sửa đổi khoản 1 Điều 3 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 20/5/2021..
Theo đó, cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương bao gồm:
(1) Vụ Chính sách;
(2) Vụ Pháp chế;
(3) Vụ Dự toán thu thuế;
(4) Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;
(5) Vụ Kê khai và Kế toán thuế;
(6) Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
(7) Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế;
(8) Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn;
(9) Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân;
(10) Vụ Hợp tác Quốc tế;
(11) Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng;
(Hiện nay, theo Quyết định 41/2018/QĐ-TTg là Vụ Kiểm tra nội bộ).
(12) Vụ Tổ chức cán bộ;
(13) Vụ Tài vụ - Quản trị;
(14) Văn phòng;
(15) Cục Công nghệ Thông tin;
(16) Trường Nghiệp vụ Thuế;
(17) Tạp chí thuế.
Hồng VânKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.