Chính thức đề xuất “điện một giá”

Sự kiện
06:32 PM 11/08/2020

Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang giá bán lẻ điện một giá hoặc ngược lại là một năm tính từ thời điểm bắt đầu thay đổi (12 kỳ hóa đơn thanh toán).

Bộ Công Thương cho biết, chỉ số sản xuất ngành sản xuất, phân phối 7 tháng, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 2,1% so với cùng kỳ. Sản lượng điện sản xuất tháng 7 ước đạt 21.709,1 triệu kWh, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2020, sản lượng điện sản xuất ước đạt 134.104,4 triệu kWh, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2019. Điện thương phẩm tháng 7 ước đạt 19.590 triệu kWh, giảm 0,9% so với tháng 6 và tăng 2,8% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng, điện thương phẩm ước đạt 122.764,3 triệu kWh, tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Theo đó, Bộ Công Thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014, chính thức đưa ra lấy ý kiến.

Đối với Khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 02 phương án để lấy ý kiến. Phương án 1, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc. Cụ thể:

+ Ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành.

+ Giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh.

+ Ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới.

+ Tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.

Phương án tính gái điện 5 bậc thang. Ảnh:st

Phương án tính gái điện 5 bậc thang. Ảnh:st

Phương án 2, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá: Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá.

Trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.

Theo bộ, hai phương án điều chỉnh các bậc thang nêu trên đều đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành cho khách hàng sinh hoạt. Đối với Khách hàng sử dụng điện cho mục đích ngoài sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án để lấy ý kiến.

Phương án 1: Khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt bao gồm 03 nhóm: sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh. Trong đó nhóm sản xuất đã bao gồm cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Phương án 2: Gộp các nhóm sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh thành 01 nhóm là khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt.

Chính thức đề xuất “điện một giá” - Ảnh 2.

Chính thức đề xuất “điện một giá” - Ảnh 3.

Bộ đưa ra 2 phương án cho người dân lựa chọn. Ảnh: st

Việc sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện nêu trên đảm bảo nguyên tắc giữ nguyên mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành được ban hành tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công Thương.

Với dự thảo đề xuất, chính sách cho hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng Chính phủ quy định vẫn được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Với hộ chính sách xã hội là có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Nguyễn Nam
Ý kiến của bạn