Cho vay Hợp vốn – góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với 25 năm hình thành và phát triển, cho đến nay đã và đang khẳng định được vai trò là Ngân hàng của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Không chỉ hỗ trợ hoạt động, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho các QTDND đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh cho thành viên và người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn hỗ trợ các QTDND các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao uy tín, vị thế cho các QTDND. Đặc biệt, để hỗ trợ các QTDND đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng của các thành viên, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai sản phẩm cho vay Hợp vốn cùng với các QTDND, cho vay khách hàng là thành viên của QTDND để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
Đây là sản phẩm hữu ích, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các QTDND và giúp cho các thành viên của QTDND có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, vốn cao hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với hệ thống và là một công cụ hỗ trợ hữu ích để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phát huy tốt vai trò điều hòa vốn, cũng như cung ứng các sản phẩm dịch vụ tới các QTDND.
Với hệ thống QTDND, thông qua sản phẩm cho vay Hợp vốn, các QTDND không chỉ đáp ứng được nhu cầu vay vốn nhiều hơn của thành viên mà còn là cơ hội nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của các QTDND với các TCTD khác trên địa bàn. Ngoài ra, việc cùng tham gia vốn phục vụ nhu cầu vay của thành viên cũng là một kênh để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phát hiện, tư vấn xử lý kịp thời những hạn chế trong quá trình hoạt động của các QTDND từ đó góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống.
Để quản lý tốt công tác triển khai cũng như hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã chủ động phân công các cán bộ tín dụng trực tiếp phối hợp cùng cán bộ của QTDND thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định giá trị tài sản bảo đảm cũng như hướng dẫn thực hiện trên các phần mềm tín dụng, hạch toán kế toán… Ngoài ra, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng tích cực tuyên truyền sâu rộng đến các thành viên và người dân về những lợi ích của hoạt động cho vay Hợp vốn để có thể phát triển mạnh mẽ và triển khai sản phẩm này rộng hơn đến các QTDND thành viên.
Bà Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Chủ tịch HĐQT QTDND Tân Hội (Kiên Giang) cho biết: QTDND Tân Hội tham gia cho vay Hợp vốn với Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Kiên Giang đạt 21,199 tỷ đồng, qua đó góp phần nâng cao năng lực hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu cho các thành viên. Hơn thế, “việc tham gia cho vay hợp vốn còn góp phần làm tăng kỹ năng thẩm định, xử lý vốn vay, tư đó nâng cao khả năng tác nghiệp của cán bộ nhân viên Qũy. Đồng thời phát huy được nguồn vốn cho vay thành viên với lãi suất hợp lý. Do đó thành viên của Quỹ ngày càng tin tưởng vào QTDND Tân Hội.
Bà Đoàn Thị Mầu - Giám đốc QTDND An Đồng (Hải Phòng) cho hay: khi nhu cầu vay vốn của một số thành viên tăng cao vượt mức cho vay cao nhất của Quỹ, QTDND An Đồng đã được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hải Phòng tư vấn cùng cho vay Hợp vốn đáp ứng nhu cầu của thành viên. Đây là bước đột phá của các QTDND, từ đây khi thành viên có nhu cầu vay vốn cao đã đến QTDND xã nhà vay vốn phát triển, mở rộng sản xuất hiệu quả.
Nhờ những ưu thế trên, cho vay Hợp vốn đã và đang thu được những kết quả hết sức tích cực. Tính đến cuối tháng 9 năm 2020, toàn hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có 26/31 Chi nhánh đã triển khai sản phẩm cho vay hợp vốn với sự tham gia của 130 QTDND, dư nợ cho vay Hợp vốn đã đạt 279 tỷ đồng.
Có thể khẳng định cho vay Hợp vốn đã và đang đem lại những lợi ích thiết thực cho các QTDND. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các QTDND, cho vay Hợp vốn còn giúp tăng cường tính liên kết của hệ thống, giúp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện tốt công tác điều hòa vốn cho các QTDND, ưu tiên vốn để hỗ trợ cho vay, hỗ trợ mở rộng tín dụng. Những kết quả đã thu được từ việc triển khai cho vay hợp vốn là tiền đề, động lực để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục phát huy tốt vai trò đầu mối, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ các QTDND, tạo chỗ dựa vững chắc cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn hiệu quả, phát triển bền vững.
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM tiền thân là QTDND Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là “Ngân hàng” của tất cả các QTDND, thành lập theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND, ngoài ra Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện có Trụ sở chính tại Tầng 4 – Tòa nhà N04 – Hoàng Đạo Thúy – P. Trung Hoà – Q. Cầu Giấy – Hà Nội với 32 Chi nhánh, 70 Phòng giao dịch. Hiện cả nước có gần 1.200 QTDND thành viên ở các xã, phường, là các pháp nhân độc lập trong một hệ thống liên kết, được NHNN cấp phép, quản lý và thanh tra, giám sát chặt chẽ.
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.