Chối bỏ văn hoá làm việc 996, một bộ phận giới trẻ Trung Quốc lên chùa làm việc
Thanh niên Trung Quốc chọn sống với Phật giáo và làm các công việc trong những ngôi chùa để thoát khỏi cuộc sống làm thêm của văn hóa làm việc 996.
Trong những năm gần đây, áp lực về thị trường việc làm ở Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Văn hóa làm việc 996 đang bị chỉ trích mạnh mẽ và nhiều thanh niên Trung Quốc chọn sống với Phật giáo và làm việc trong các chùa chiền để thoát khỏi cuộc sống chìm trong làm thêm.
Tài khoản WeChat công khai của Daily People mới đây đã phỏng vấn 3 thanh niên Trung Quốc vào chùa chiền làm việc. Quan điểm của 3 người về cuộc sống trong các chùa chiền, khác với ấn tượng cứng nhắc mang tính tiêu cực, ngược lại mang vẻ "tích cực".
Mô hình 996 đề cập đến làm việc từ 9:00 sáng đến 9:00 tối mỗi ngày, 6 ngày một tuần. Đối với Dương Lâm Hâm, người từng là biên tập viên của một tờ báo ở Bắc Kinh, cuộc sống như vậy là chuyện thường tình.
Theo nguồn tin, Dương Lâm Hâm 26 tuổi, làm báo đã 4 năm, ngày đêm ngược xuôi, lương không tăng bao nhiêu nhưng cân nặng của anh đã tăng 15 ký. Sau khi chia tay bạn gái, anh đã từ chối lời mời của công ty Internet lớn, quyết định vào chùa làm nhân viên quản lí thư viện, chia tay 996 và sống những ngày tháng ăn chay, niệm Phật.
Dương Lâm Hâm cũng cho biết, khi mới vào làm việc trong chùa, anh vẫn chưa học được tiết tấu của sự "tĩnh lặng" và luôn muốn làm thêm nhiều công việc khác. "Nhưng các sư huynh thường là việc hôm nay không làm xong thì ngày mai lại làm". Điều này hoàn toàn khác với nhịp sống "cường độ cao, tiết tấu nhanh" ở toà soạn.
Dương Lâm Hâm tại nhà chùa
Dương Lâm Hâm cũng cho biết ngoài niềm yêu thích với Phật giáo, áp lực của cuộc sống trong quá khứ cũng đã khiến anh quyết định làm việc trong chùa. Anh cảm thấy bây giờ có thể là thời điểm tốt nhất: 26 tuổi, vẫn còn giữ được sức sống của một người thanh niên, chưa làm cha, chưa làm chồng, cha mẹ còn khỏe mạnh, không có gánh nặng. Nếu ước nguyện này không được thực hiện bây giờ, có lẽ khó có cơ hội trong tương lai.
Giống như Dương Lâm Hâm, Là Nhất Hắc - người làm việc trong ngành thiết kế quảng cáo ở Thượng Hải, trong lúc làm việc luôn có hàng tá thứ trong đầu. So với thời điểm đó, thời gian sống cố định trong chùa đúng là như đang sống trên thiên đường. La Nhất Hắc cho biết vào tháng 8/2020, anh đã ở lại chùa 6 lần để giúp chùa làm việc và đọc kinh Phật. Trước đây anh là người hơi nóng tính và cảm thấy rằng điều quan trọng nhất mà anh ấy học được khi đến chùa là kỷ luật lời nói và việc làm của chính mình.
Một người được phỏng vấn khác là Vinh Tích năm nay 26 tuổi. Anh ta nhận được một "nền giáo dục tinh anh" từ khi còn là một đứa trẻ, và sự lạc hậu là không được phép. Nhưng cách đây không lâu, anh ta bị chấn động não khi chơi bóng rổ, việc học và xin nghiên cứu gần như đình trệ.
Bài báo còn cho biết, vì lo lắng rằng cha mẹ sẽ thất vọng khi mình học lại một lớp, Vinh Tích đã xuất hiện tình trạng lo lắng và mất ngủ, kể từ đó anh bắt đầu nghiên cứu Phật giáo, sống trong một ngôi chùa trong 8 ngày, trong 2 ngày học. Vinh Tích cho biết, các sư huynh trong chùa đã tặng anh rất nhiều kinh Phật, đài, ly, lá trà, v.v.
Quen với việc nhìn thấy các ông chủ và các tổ chức bóc lột nhân viên, anh ấy cảm thấy vô cùng cảm động trước tình yêu thương khi ở trong ngôi chùa này. Vinh Tích cũng nói rằng ở trong chùa, anh cũng cảm thấy một cảm giác thoải mái không cần phải cạnh tranh, ăn cơm cũng không cần ăn nhanh hơn bất kỳ ai, sáng học tối học cũng không ai quan tâm xem ai tốt hơn. Đây là một trải nghiệm khác với tất cả những việc anh đã trải qua trong quá khứ và anh nhận ra những người bị ràng buộc bởi chữ "tranh" thật đáng "thương hại".
Theo Chinatimes
Tiến TrầnVNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.