Chủ động bảo vệ quyền lợi chính đáng của nền sản xuất trong nước
Trong hơn 35 năm đổi mới, với chủ trương đúng đắn và nhất quán xuyên suốt về hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta đã tạo đà cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững. Con đường đúng đắn đó đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, đưa kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Với môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng cải thiện dẫn tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên đáng kể. Ngay cả khi, bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Coviad - 19, trong năm 2022 kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới với tốc độ tăng GDP (tính theo giá so sánh) của năm 2021 là 5.116 nghìn tỷ đồng, GDP 6 tháng đầu năm 2022 là 2.602 nghìn tỷ đồng, tăng 6,42%. Mô hình tăng trưởng chuyển dịch tích cực, giảm dần phụ thuộc vào khai khoáng và tăng tín dụng; đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng tăng.
Qua việc đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) như với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, CPTPP, EVFTA..., đã mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền kinh tế đang lớn mạnh. Việt Nam đã mở rộng quan hệ, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu là những minh chứng cho đường lối Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế phần nâng cao hình ảnh, uy tín quốc gia, từ chỗ "tham dự" sang "chủ động tham gia, tích cực đóng góp, xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Từ chỗ "Mong muốn" trở thành "sẵn sàng" làm bạn với các nền kinh tế...
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế càng sâu rộng, thì các doanh nghiệp Việt Nam càng phải đối mặt với những thách thức ngay trên sân nhà, áp lực cạnh tranh là rất lớn. Sự miễn giảm thuế dẫn đến việc hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa gia tăng nhanh chóng với giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất nội địa. Thật vậy, nếu gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhưng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước không hiệu quả thì tổn thất đối với sự phát triển chung của nền sản xuất trong nước sẽ là rất lớn.
Do đó, để giảm tối đa những tác động xấu của việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với các ngành sản xuất trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách quan trọng từ rất sớm về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, cùng với đó là hàng loạt các hành động cụ thể khác để củng cố các biện pháp phòng vệ của Việt Nam nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO và pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Mục tiêu chủ yếu của các biện pháp phòng vệ thương mại này là bảo hộ một cách có chọn lọc, có trọng điểm, có thời hạn các ngành sản xuất nội địa để tăng khả năng phát triển, tránh những sự cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nền sản xuất trong nước.
Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã từng bước khắc phục nhiều khó khăn, thực hiện một cách rất chủ động và bài bản những hoạt động phòng vệ thương mại. Các biện pháp này đã tạo ra cơ hội để các ngành sản xuất trong nước duy trì sản xuất và phát triển, mang lại nhiều việc làm cho người lao động.
Nhằm phân tích, dự báo, sớm phát hiện những chính sách cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam một cách tích cực hơn nữa, cần vận dụng hiệu quả Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”, từ đó, theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước; đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong việc nắm tình hình, thường xuyên cập nhật những điều chỉnh trong chính sách thương mại của các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Đồng thời, phân tích, dự báo, sớm phát hiện những chính sách cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong Đề án cũng nêu rõ: "Tăng cường theo dõi tình hình tuân thủ các quy định quốc tế, quy định trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương của các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong các lĩnh vực đã và đang có nguy cơ bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại" nhằm hướng tới tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại theo hướng bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Theo Đề án, hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin, phần mềm phân tích và trang thông tin điện tử để vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện và cảnh báo dấu hiệu lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng, nâng cao khả năng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Có thể thấy rằng, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp, các quy định về thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư, kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, thì việc xây dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo sớm là một trong những nỗ lực từ phía Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước trước những thách thức to lớn trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với đó, đồng hành với Nhà nước, vai trò của từng doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên chủ động, tích cực tìm hiểu, thực thi đầy đủ, nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về hội nhập để tự bảo vệ mình, đồng thời luôn luôn tìm tòi sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo sự phát triển riêng của từng doanh nghiệp, của nền kinh tế và hình ảnh của đất nước Việt Nam.
Nhật ThăngNăm 2024, tiền lương, thu nhập của người lao động tăng, thu nhập bình quân của người lao động hưởng lương đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2020, đời sống của người lao động có sự cải thiện.