Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi quan hệ chặt chẽ hơn với EU
Ngày 14/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với những người đồng cấp của ông ở Liên minh châu Âu (EU), tờ Nikkei đưa tin.
Trong cuộc họp trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Tập Cận Bình nói: Trung Quốc và EU nên chung tay đánh bại đại dịch COVID-19 và dẫn dắt nền kinh tế thế giới phục hồi.
Ông Tập nói: "Để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - EU, cả hai bên phải tuân thủ bốn nguyên tắc: chung sống hòa bình; mở cửa và hợp tác; chủ nghĩa đa phương; cũng như đối thoại và tham vấn.
Bình luận của ông Tập Cận Bình được đưa ra sau khi EU công bố một tài liệu chiến lược, trong đó phân loại Trung Quốc là "đối thủ mang tính hệ thống" chứ không chỉ đơn thuần là "đối thủ cạnh tranh" và "đối tác".
Cả hai bên đang đàm phán về cái gọi là Thỏa thuận Đầu tư Toàn diện, tiền thân của một thỏa thuận thương mại tự do đầy tham vọng, nhằm giải quyết sự phân biệt đối xử mà các công ty của của EU phải đối mặt tại Trung Quốc.
"Chúng ta cần đẩy mạnh và nâng cuộc đàm phán lên một cấp độ chính trị cao hơn", von der Leyen nói sau cuộc họp.
Trong một báo cáo quan trọng vào ngày 10/9, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết những trở ngại mới đã xuất hiện khi đại dịch bùng phát, những người châu Âu bị ngăn cản trở lại Trung Quốc.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU sau Mỹ và EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 710 tỷ USD vào năm 2019.
Janka Oertel, giám đốc chương trình châu Á của Hội đồng quan hệ đối ngoại của Hội đồng châu Âu có trụ sở tại Berlin, cho biết: "EU nhấn mạnh cam kết đối thoại, nhưng ngày càng có nhiều cảm giác thất vọng trên toàn châu Âu với các chính sách hiện tại của Bắc Kinh".
Một trong những vấn đề chính của các công ty châu Âu là thiếu khả năng tiếp cận thị trường ở Trung Quốc, một vấn đề mà họ hy vọng có thể được giải quyết thông qua thỏa thuận đầu tư. Họ cũng phàn nàn rằng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được phép tự do vào thị trường châu Âu, các công ty châu Âu không được phép tham gia vào các lĩnh vực mà Bắc Kinh coi là "chiến lược" ở Trung Quốc.
Mỹ UyênCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.