“Chú trọng về chất, tạo niềm tin của NĐT”, khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/11/2022, VN-Index tăng 16,26 điểm (1,58%) lên 1.048,42 điểm, HNX-Index tăng 0,56 điểm (0,27%) đạt 208,79 điểm, UPCoM-Index tăng 20,17 điểm (1,96%) lên 1.049,21 điểm.
Toàn sàn có 90 mã tăng trần, 509 mã tăng giá, 773 mã đứng giá, 206 mã giảm giá, 38 mã giảm sàn.
Tại phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11 (30/11): Cổ phiếu ngân hàng lấy lại vai trò dẫn dắt, từ đó lan tỏa sắc xanh đến các nhóm ngành khác như thép, bất động sản, chứng khoán, bán lẻ...
Củng cố niềm tin thị trường trái phiếu doanh nghiệp"Chú trọng về chất, tạo niềm tin của NĐT", khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp được coi là một công cụ huy động vốn đắc lực của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, trong tháng 10 chỉ có duy nhất 1 trái phiếu được phát hành trên toàn thị trường, với trị giá hơn 200 tỷ đồng. (Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo phát hành khối lượng trái phiếu đạt 210 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm.)
Từ khóa được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuộc họp của Bộ Tài chính chính là niềm tin. Làm sao để trái chủ phân loại được trái phiếu đang nắm giữ là tốt hay không, thay vì có cái nhìn phiến diện, đánh đồng mọi loại trái phiếu, sau khi một số vụ việc có tính chất như "con sâu làm rầu nồi canh"... Dù 99,6% lượng trái phiếu bất động sản từ nay tới cuối năm 2022 đều có tài sản đảm bảo, nhưng điều đầu tiên cần được ưu tiên xử lý là trả nợ đúng hạn và đây cũng chính là ưu tiên số 1 của không ít doanh nghiệp phát hành, thay vì tìm kiếm nhiều lý do để lần lữa gia hạn thêm.
"Xoay xở tất cả các kênh huy động, thậm chí bán rẻ tài sản, hạ giá sản phẩm để thu hồi dòng tiền về và thực hiện đúng cam kết nhà đầu tư trái phiếu. Có như vậy niềm tin nhà đầu tư trái phiếu mới được vực dậy",
Trả nợ đúng hạn và bước tiếp theo cần phải khơi thông được kênh phát hành trái phiếu ra công chúng, khi kênh này gần như không gặp vấn đề về đáo hạn, nhưng lại chiếm tỷ trọng chỉ chưa đến 4% toàn thị trường.
Ghi nhận kiến nghị này, đại diện Ủy ban Chứng khoán cũng cam kết với doanh nghiệp tại cuộc họp sẽ tiến hành ngay việc rà soát phát hành trái phiếu ra công chúng để giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính và thời gian phát hành cho doanh nghiệp.
Kiến nghị giải pháp cho thị trường trái phiếu
Cũng tại cuộc họp với Bộ Tài chính, một số giải pháp kỹ thuật khác đã được doanh nghiệp thẳng thắn kiến nghị. Các chuyên gia cho rằng:
"Hỗ trợ mở thêm room tín dụng để ít nhất lo nguồn vốn ngắn hạn, vốn lưu động cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, thế còn các khoản nợ đến hạn, bọn em sẽ dành từ các nguồn thu hoạt động để có thể trang trải".
"Hồ sơ pháp lý cho các dự án, đặc biệt là dự án bất động sản, cần giải quyết nhanh để các nhà đầu tư có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm, lúc đó mới có điều kiện để họ bán được với giá rẻ".
Đề cập đến các giải pháp dài hạn hơn, các thành viên thị trường vẫn đồng tình cho rằng cần tiếp tục chú trọng vào chất, từ vai trò của tổ chức phát hành, tới tổ chức phân phối..
Cùng với đó, thúc đẩy công tác xếp hạng tín nhiệm trái phiếu như một bộ lọc cho các nhà đầu tư tham gia thị trường cũng là kiến nghị được quan tâm.
Nhiều kiến nghị tại cuộc họp tuần qua được đại diện Bộ Tài chính phản hồi. Như vấn đề gia hạn nợ trái phiếu, trong Nghị định 65 cũng đã quy định có thể hoán đổi trái phiếu. Quy định thời gian để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp là 6 tháng, nhưng sắp tới có thể được cân nhắc giảm xuống. Một số điểm khác trong Nghị định 65 cũng được định hướng sửa đổi theo hướng mở hơn.
Vốn vay ngân hàng - "Điểm tựa" cho doanh nghiệp tăng tốc sản xuất
Thực tế trong bối cảnh room tín dụng không còn nhiều, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đã tìm đến nhau để bắt tay hợp tác.
Về phía ngân hàng, mặc dù áp lực tăng lãi suất là không thể tránh khỏi, nhưng các ngân hàng cũng cho biết cố gắng để giữ lãi suất cho vay tăng chậm hơn lãi huy động. Bởi đây cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng mà các ngân hàng phải giữ nếu muốn được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng nhiều hơn trong năm sau (năm 2023)
"Tăng cường nguồn vốn không kỳ hạn CASA để giúp ngân hàng có thể hạn chế tăng chi phí huy động của ngân hàng. Theo đó cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Một trong những mục tiêu chúng tôi đặt ra là cải thiện xếp hạng của ngân hàng trong năm tới, là cơ sở để ngân hàng có được room tín dụng cao hơn trong năm 2023".
Tính đến cuối tháng 10, tín dụng đã tăng trưởng 11,5%. Các ngân hàng cũng cho biết sẽ tái cơ cấu, cấu trúc lại vòng quay vốn, tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên để đáp ứng nhu cầu vay tăng cao hơn trong dịp cuối năm.
Rõ ràng vấn đề dòng vốn đòi hỏi cả những giải pháp cấp bách và cả những giải pháp dài hạn, từ không chỉ một bên, mà tất cả các thành viên thị trường.
Hiện nay, triển vọng về kinh tế Việt Nam vẫn được các định chế tài chính đánh giá rất cao, tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt 8%; thu ngân sách nhà nước có thể vượt khoảng 14,5%, CPI dưới 4% và bội chi ngân sách dưới 4%.
Quý cuối cùng của năm 2022 được coi là mùa cao điểm với nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Vì vậy, nhu cầu vốn cho hoạt động này cũng tăng cao, trong đó kênh tín dụng ngân hàng vẫn là "điểm tựa" quan trọng, đặc biệt với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Trong bối cảnh vĩ mô vẫn thuận lợi, nếu những ách tắc dòng vốn sớm được khơi thông, kinh tế Việt Nam sẽ có thể tiếp tục ghi nhận được những đột phá mới.
Năm 2023 sắp tới, có rất nhiều cơ hội cho các ngành nghề sản xuất sắp tới trong đó có M&A hấp dẫn ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, cho cả bên bán và bên mua, nhiệm vụ của các doanh nghiệp M&A chính là kết nối để thương vụ thành công.
Nắm bắt những cơ hội đó, PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
Về lĩnh vực M&A, khi nguồn vốn quay trở lại vào thị trường sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối M&A bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Với góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings chia sẻ thêm:
"Các doanh nghiệp phải có phương án tái cấu trúc nợ và phải minh bạch cho nhà đầu tư. Có thể lập một hội đồng đàm phán với các trái chủ để cơ cấu lại các khoản nợ".
Đặc biệt ông nhấn mạnh với tư cách là chủ doanh nghiệp điều hành các công ty niêm yết:
"Thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 30/11/2022, mã PGT tiếp tục chuỗi lên điểm, đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD.