Chứng khoán châu Á giảm mạnh do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và sự chậm chạp của chính sách kích thích Mỹ
Thị trường chứng khoán châu Á ngày 26/10 giảm mạnh khi các trường hợp nhiễm coronavirus toàn cầu tăng cao và tiến độ chậm chạp trong thỏa thuận kích thích kinh tế của Mỹ đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và gây thiệt hại cho Phố Wall.
MSCI về chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đã giảm 0,43%, chỉ số ASX 200 của Úc giảm 1,1% xuống mức thấp nhất gần 3 tuần.
Chỉ số CSI300 của Trung Quốc giảm 0,1% khi các nhà đầu tư trông đợi tin tức từ cuộc họp của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cho kế hoạch 5 năm tới.
Dữ liệu công bố trước đó cũng cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 9.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,28% trong phiên giao dịch buổi sáng trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm 1,02%.
Các chỉ số của Mỹ đã giảm mạnh trong đêm mở cửa giao dịch trong tuần, do lo lắng về các trường hợp COVID-19 tăng kỷ lục mỗi ngày ở Hoa Kỳ, Nga và Pháp, đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
Sự u ám của thị trường chứng khoán tiếp tục tăng lên khi cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói với các phóng viên ngày 26/10 rằng các cuộc đàm phán về gói cứu trợ coronavirus đã chậm lại, mặc dù Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vẫn hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trước cuộc bầu cử ngày 3/11.
Các cuộc thăm dò quốc gia cho thấy ông Joe Biden đang ở một vị trí dẫn đầu vững chắc so với tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, cuộc tranh cử chặt chẽ ở các bang chiến trường có thể sẽ quyết định kết quả.
Sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán đem lại một không khí ảm đạm đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple Inc, Amazon Inc và Alphabet Inc- công ty mẹ của Google, Microsoft Corp.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,29% qua đêm, S&P 500 mất 1,86%, trong khi Nasdaq Composite giảm 1,64%.
Đồng USD đang khá ổn định, chỉ giảm một chút ở mức 92,951 so với rổ 6 loại tiền tệ chính.
Phần lớn giao dịch trên thị trường tiền tệ, cũng như các thị trường tài sản khác, đều bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về coronavirus mới.
Ở châu Á, giá dầu đã cố gắng duy trì một đợt bán tháo kéo dài mặc dù triển vọng còn yếu do những lo lắng về nhu cầu do virus gây ra.
Dầu thô Brent tăng 12 cent, tương đương 0,3% lên 40,58 USD/thùng vào lúc 00h39 (giờ Mỹ), giảm hơn 3% qua đêm. Dầu CLc1 của Mỹ tăng 13 cent, tương đương 03% lên 38,69 USD/thùng, sau khi cũng giảm hơn 3% vào ngày 26/10.
Vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.907,41 USD/ounce vào sáng nay 27/10.
Mỹ UyênGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.