Chuỗi cung ứng toàn cầu chịu đòn giáng mạnh, đứng trước nguy cơ đứt gãy khi biến thể Delta lan rộng tại châu Á
Đợt bùng phát dịch Covid-19 tại khu vực châu Á đang làm căng thẳng thêm tình trạng tắc nghẽn của chuỗi cung ứng tại trung tâm sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới.
Sau thời gian kiểm soát đại dịch tốt hơn các khu vực khác, biến thể Delta lây lan nhanh đã khiến các nhà máy và cảng tại nhiều quốc gia rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, châu Á là nguồn gốc của 42% lượng hàng hóa xuất khẩu trên toàn cầu. Tình trạng lây lan hiện tại đang có nguy cơ khiến các lô hàng vận chuyển gặp gián đoạn, trong bối cảnh mùa mua sắm cao điểm đang đang gần.
Bloomberg nhận định, các vấn đề diễn ra tại những cảng vận chuyển của châu Á sẽ từ từ tác động đến những nơi như Los Angeles hoặc Rotterdam. Sau đó, người tiêu dùng sẽ là bên chịu áp lực từ mức giá tăng cao.
Ngoài ra, các đợt bùng phát cũng gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu, khi chi phí vận chuyển tăng cao do thiếu container và nguyên liệu thô. Ví dụ, chất bán dẫn đã trở nên đắt đỏ và khan hiếm hơn trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.
Giá trị hàng hoá xuất khẩu từ châu Á đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021.
Deborah Elms - giám đốc điều hành của Asian Trade Centre, cho hay: "Biến thể Delta có thể khiến hoạt động thương mại châu Á gián đoạn đáng kể. Cho đến nay, may mắn là các thị trường tại khu vực này vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh. Song, khi Covid-19 tiếp tục lan rộng, rủi ro sẽ ập đến nhiều nơi."
Một dấu hiệu cho thấy sự lo ngại đó là đà giảm kéo dài của giá dầu đã tiếp tục vào đầu tuần này tại châu Á. Nguyên nhân là do tình trạng bùng phát của biến thể Delta đã làm suy yếu triển vọng về nhu cầu dầu trên toàn thế giới.
Yếu tố gặp rủi ro là sự bùng nổ của hoạt động xuất khẩu, vốn đã đóng vai trò là "lá chắn" cho các nền kinh tế phụ thuộc vào hoạt động thương mại trong thời kỳ đại dịch và thúc đẩy đà phục hồi.
Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ làm dấy lên mối lo ngại về lạm phát gia tăng đối với các nhà sản xuất Trung Quốc hoặc người tiêu dùng Mỹ. Xu hướng này có thể không chỉ diễn ra trong thời gian gắn và sẽ tạo áp lực cho các nhà hoạch định chính sách đối với quan điểm việc giá cả tăng cao chỉ mang tính tạm thời.
PMI của các quốc gia Đông Nam Á.
Dù số ca nhiễm ở Trung Quốc tương đối thấp, nhưng giới chức đã đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt để phòng dịch. Tuần trước, cảng Ning Ba - Chu Sơn đã phải đóng cửa sau khi một công nhân nhiễm nCoV. Trước đó, cảng Diêm Điềm ở Thâm Quyến cũng ngừng hoạt động trong 1 tháng để kiểm soát dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận chuyển quốc tế.
Còn ở Đông Nam Á, hoạt động sản xuất đã sụt giảm trong tháng trước, khi các nhà xuất khẩu quan trọng phải chật vật để duy trì nhà máy hoạt động.
Theo ước tính của Natixis, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, nhưng có thể có tác động đáng kể đến các nền kinh tế lớn hơn như Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực điện tử. Trung Quốc nhập khẩu 38% máy xử lý dữ liệu và 29% thiết bị viễn thông từ 5 quốc gia trên, trong khi Mỹ nhập khẩu 1 nửa chất bán dẫn từ khu vực này.
Chưa dừng ở đó, tác động còn lây lan đến cả các trung tâm xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ví dụ, tháng trước, Samsung Electronics Co. Cho biết doanh thu trong mảng điện thoại di động của họ đã bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam.
Giá vận chuyển hàng hoá từ Thượng Hải đến Los Angeles, Rotterdam và New York đã tăng vọt trong năm nay.
Trong khi đó, các nhà kinh tế đang hạ dự báo tăng trưởng đối với khu vực châu Á, khi các chỉ báo thời gian thực cho thấy áp lực đối với tiêu dùng và các hoạt động khác. Theo Bloomberg Economics, kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc trong quý này, nhưng đợt bùng phát của biến thể Delta ở Trung Quốc đang gây ảnh hưởng đến các khu vực chiếm hơn 1/3 GDP nước này.
Dịch bênh lây lan trong bối cảnh các nhà xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn vì chi phí vận chuyển đường biển có thể tăng gấp bội so với trước đại dịch, chủ yếu do thiếu container vận chuyển. Drewry World Container Index đã đạt mức 9.421 USD/container dài 40 feet tính đến ngày 12/8. Con số này cao hơn khoảng 350% so với cùng kỳ năm trước.
Lanm Lai - giám đốc thương mại khu vực nước ngoài tại CNC Electric ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), cho biết: "Thác thức lớn đối với chúng tôi là chi phí vận chuyển quốc tế tăng cao, đã lên gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 lần trước đại dịch."
Ông nói thêm: "Năm ngoái, trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, chúng tôi cho rằng tình trạng này chỉ là ngắn hạn. Nhưng trong tương lai, theo tôi, sự thay đổi sẽ chưa diễn ra."
Các giám đốc điều hành như Raymond Ren của hãng sản xuất túi xách và vali Pinghu Kaixin Plastic Industry Co. Ltd. không kỳ vọng rằng sẽ sớm có sự tiến triển. Ông nói: "Tôi nghĩ không có điều gì có thể đảo ngược tình trạng này trong thời gian ngắn. Bạn không thể đoán trước bất kỳ điều gì trong đại dịch này."
Tham khảo Bloomberg
Chi LanTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.