Chuyển dịch xanh là xu thế lớn và bắt buộc

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 30/06/2023

Chuyển đổi xanh không chỉ là việc của mỗi quốc gia, của những doanh nghiệp, mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội và mỗi cá nhân

photo-1688050561348

Với mục tiêu thúc đẩy tiến trình "chuyển đổi xanh", tạo một sự kết nối tích cực, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam theo hướng "tăng trưởng xanh", hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Hội thảo Net Zero - Chuyển dịch Xanh, đã thu hút sự tham gia của hơn 300 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các cơ quan truyền thông báo chí.

Với tiêu chí giảm phát thải ra môi trường, hội thảo (ngày 27/6) đã được diễn ra dưới ánh sáng của 20 tấm năng lượng mặt trời, những chai nước uống cũng được chuẩn bị bằng vật liệu tái chế, tạo ra một không gian xanh để tiếp thêm cảm hứng về sự chuyển dịch xanh cho các vị đại biểu.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chia sẻ về những định hướng trong quá trình chuyển dịch xanh của nền kinh tế trong nước và những chính sách dự kiến trong thời gian tới ưu tiên cho sản xuất xanh.

Các đại biểu là doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chia sẻ những kinh nghiệm bước đầu khi bắt tay vào sản xuất xanh và những khó khăn trong quá trình thực hiện như: thiếu nguồn vốn, thiếu khoa học công nghệ, nhân lực…

Ngoài ra, các chuyên gia nước ngoài đã chia sẻ về những bài học thành công từ một số quốc gia trên thế giới đã hưởng lợi từ việc chuyển dịch xanh, qua đó cho thấy việc chuyển dịch xanh nếu được thực hiện sớm thì chi phí sẽ thấp hơn và lợi ích thu về nhiều hơn.

Chuyển đổi xanh không chỉ là việc của mỗi quốc gia, của những doanh nghiệp lớn, mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội và mỗi cá nhân, bởi ai cũng có thể góp phần vào việc chuyển dịch xanh thông qua những việc làm nhỏ hàng ngày như sử dụng tiết kiệm điện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang là đơn vị chắp bút cho Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Phát biểu tại phiên tọa đàm "Đòn bẩy chính sách", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, việc phát triển bền vững đến từ khía cạnh hiệu quả. Nếu không chú ý đến môi trường, phát triển bền vững, chúng ta sẽ chịu tác động rất xấu tới người dân, doanh nghiệp, vượt quá lợi ích kinh tế mà các giai đoạn trước mang lại.

Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh có 10 định hướng chiến lược với các ngành, lĩnh vực cùng 8 nhóm giải pháp. Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh quốc gia cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 134 hoạt động cụ thể. Trong đó nhấn mạnh giải pháp ưu tiên, khả thi, sẵn sàng nguồn lực, đồng lợi ích và có khả năng lan tỏa thay vì các phương án chỉ khả thi về kinh tế.

Một điểm nhấn nữa của tăng trưởng xanh là cân bằng và hiệu quả, theo đó chiến lược này nhằm thay đổi cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

"Đây là những lợi ích mang tính dài hạn. Chúng ta càng làm sớm, càng hiệu quả và rủi ro càng thấp. Chúng tôi đã lượng hóa, bổ sung chính sách, dự báo lượng CO2 phát thải theo kịch bản tối ưu và hiệu quả. Hạn chế phát thải khi chúng ta tăng trưởng nhanh cần các giải pháp công nghệ công trình và phi công trình", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Bà Ngọc cũng nêu lên trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng. Về phía quản lý nhà nước, cần khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi xây dựng chiến lược, một trong những quan điểm xuyên suốt không phải là vị thế quốc gia mà là lợi ích ngắn hạn, dài hạn cho mỗi người dân. Mục tiêu tăng trưởng xanh là bình đẳng, bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện tăng trưởng xanh sẽ giảm bệnh tật, đem lại ích cho tất cả các đối tượng, trong đó nhóm yếu thế sẽ được hưởng lợi hơn hết.

"Không phải bây giờ mà chúng ta đã chuẩn bị chiến lược tăng trưởng xanh từ rất lâu. Chiến lược tăng trưởng xanh nay được điều chỉnh để phù hợp với các cam kết của Việt Nam. Hàng loạt chính sách tăng trưởng xanh đã bắt đầu hình thành. Công tác truyền thông cũng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng xanh" – Thứ trưởng Ngọc nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang chủ trì tiến hành nghiên cứu, xây dựng một bộ tiêu chí khoa học về phân loại xanh quốc gia, là cơ sở lựa chọn các dự án đầu tư, cũng như lượng hóa, đánh giá tiến bộ của tăng trưởng xanh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, để triển khai tăng trưởng xanh cần bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia để làm cơ sở thực hiện. Đến năm 2022, đã có 30 quốc gia xây dựng bộ tiêu chí xanh.

Đối với Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia hài hòa về nhiều yếu tố, trong đó lựa chọn các dự án đầu tư xanh, huy động nguồn lực trong nước và quốc tế, giúp lượng hóa tiến độ tăng trưởng xanh. Nhờ đó các dự án xanh có điều kiện nguồn tiếp cận tài chính xanh, chính sách ưu đãi mới.

"Bộ tiêu chí nếu không mang tính bao trùm, thông lệ quốc tế sẽ rất khó huy động nguồn lực. Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng ban hành chi tiết các lĩnh vực, dự án phù hợp định hướng tăng trưởng xanh. Đây là những định hướng, tiêu chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế. Trên cơ sở này, các bộ ngành sẽ xây dựng tiêu chuẩn của từng bộ ngành" – bà Ngọc chia sẻ.

Để thực hiện xanh hóa các ngành kinh tế, Chiến lược Tăng trưởng Xanh cũng hướng đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Dự kiến tháng 12 này, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định về kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn.

Về kế hoạch này, ông Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên & Môi trường cho biết, quan điểm quốc gia tập trung trong Luật Bảo vệ môi trường, trong đó kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu giảm thiểu sử dụng nguyên nhiên vật liệu hóa thạch, kéo dài vòng đời sản phẩm và vật liệu, giảm phát thải, rác thải ra môi trường.

Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước xây dựng chính sách khuyến khích về ưu đãi đất đai, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuyển đổi xanh. Thứ 2, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, sáng tạo, tích hợp vào sản xuất, tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Cuối cùng, huy động nguồn lực quốc tế để thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Tình hình chiến lược xanh tại các doanh nghiệp

photo-1688050562173

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Quay trở lại với TTCK, VN-Index kết phiên giao dịch ngày 29/6/2023 ở mức 1125,38 điểm, giảm 12,96 điểm (1,14%). Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 906 triệu đơn vị, tương đương 17,3 nghìn tỷ đồng.

Sàn HNX giảm 2,77 điểm (1,2%) xuống còn 227,48 điểm. Upcom giảm 0,35 điểm (0,41%) xuống còn 85,63 điểm.

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty PGT SOLUTIONS chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, PGT SOLUTIONS đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT.

Năm 2023, PGT Holdings tiếp tục tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống và đẩy mạnh các cơ hội hợp tác trong nước cũng như quốc tế./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn