"Chuyển đổi số" Bước đi trong phát triển bền vững của doanh nghiệp

Đầu tư và Tiếp thị
08:23 AM 24/02/2025

Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực kinh tế có thể ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra những sản phẩm thiết thực, không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thay vì chạy đua trong cuộc chơi tiêu tốn tài nguyên, tận dụng lợi thế sẵn có và tập trung vào giá trị ứng dụng mới là con đường thông minh và bền vững.

"Chuyển đổi số" Bước đi trong phát triển bền vững của doanh nghiệp- Ảnh 1.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa lĩnh vực công nghệ số trở thành ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế-xã hội, công nghệ số thế hệ mới cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.

Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có sự chủ động thích ứng, kiểm soát tốt rủi ro, tận dụng tối đa hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới, từng bước tự chủ về công nghệ lõi, công nghệ chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cơ hội của các doanh nghiệp chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay là một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển. Trước hết, chuyển đổi số góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động thông qua tự động hóa các quy trình vận hành. Các hệ thống phần mềm quản lý hiện đại, như: ERP (Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp) không chỉ tối ưu hóa thời gian xử lý công việc, mà còn giảm thiểu sai sót trong quá trình thực hiện. Đồng thời, việc ứng dụng các công cụ số, như lưu trữ đám mây góp phần tiết giảm chi phí vận hành, qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự biến đổi của thị trường. Trong bối cảnh các mô hình kinh doanh truyền thống đang dần chuyển đổi sang nền kinh tế số, việc ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc các ứng dụng di động không chỉ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, mà còn tạo ra các kênh doanh thu mới. Hơn nữa, khả năng phân tích dữ liệu từ các công nghệ hiện đại giúp hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế, qua đó, giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả quản trị. Những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Chuyển đổi số đang tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chủ chốt, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Trong lĩnh vực du lịch, chuyển đổi số tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng thông qua việc ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data). Các nền tảng du lịch trực tuyến, như: đặt phòng, đặt vé và tour du lịch không chỉ giúp mở rộng thị trường, mà còn nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) giúp khách hàng trải nghiệm các điểm đến trước khi thực tế tham quan, từ đó, tăng cường sự hấp dẫn của ngành du lịch Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số đang tạo ra những cơ hội quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý nông sản. Các công nghệ, như: IoT, AI, và phân tích dữ liệu lớn đang được áp dụng nhằm giám sát các yếu tố môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, từ đó, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó, công nghệ blockchain đã và đang được triển khai để quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Việc áp dụng các giải pháp tự động hóa, như robot và máy bay không người lái (drone), góp phần giảm thiểu chi phí lao động, nâng cao hiệu quả thu hoạch và sản xuất. Chuyển đổi số không chỉ giúp phát triển nông nghiệp bền vững, mà còn góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Chuyển đổi số tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp phần mềm, đặc biệt trong việc cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp CĐS và tối ưu hóa hoạt động. Việt Nam đang trở thành một trung tâm gia công phần mềm lớn nhờ vào đội ngũ nhân lực chất lượng cao và chi phí cạnh tranh.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số đang thúc đẩy sự ra đời của nhiều startup công nghệ trong các lĩnh vực, như: Fintech; Edtech, và Healthtech. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến sẽ là yếu tố then chốt giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ngoài ra, có thể thấy sự bùng nổ trong thương mại điện tử trong thị trường nội địa cũng như vươn ra thị trường quốc tế; xuất hiện các mô hình kinh doanh mới dựa trên các nền tảng số, hệ sinh thái số, trong lĩnh vực logistics…

Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.

PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.

Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…

Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.

"Chuyển đổi số" Bước đi trong phát triển bền vững của doanh nghiệp- Ảnh 2.

Bên cạnh đó, việc kết nối phát triển nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng được PGT Holdings chú trọng và tập trung. Trong tháng 9/2024, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có buổi gặp gỡ và làm việc cùng đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản (trong đó có CTCP PGT Holdings (HNX:PGT)) cùng với sự tham gia của các sinh viên Quốc tế, đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác quốc tế của nhà trường.

Một trong những điểm nhấn chính của buổi gặp gỡ là lễ ký kết Hợp tác (MOU) giữa Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn và các doanh nghiệp Nhật Bản. Mở ra cơ hội hợp tác trong việc tạo điều kiện thực tập và việc làm cho sinh viên tại Nhật Bản, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế đang theo học tại trường.

Các sinh viên còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện để các bạn được tìm hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai.

Khép lại phiên giao dịch ngày 21/2/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 7,600 VNĐ./


PV
Ý kiến của bạn
Xuất khẩu sầu riêng giảm 80% trong nửa đầu tháng 2 Xuất khẩu sầu riêng giảm 80% trong nửa đầu tháng 2

Sầu riêng Việt Nam đang trải qua một giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm do các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Trung Quốc, đã siết chặt quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm.