Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Diễn đàn
11:10 AM 03/11/2022

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân", với các quản điểm chỉ đạo: Quán triệt, triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;  Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Xác định tiếp cận pháp luật không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm chủ động của mỗi người dân để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật".

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Ảnh 1.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Chuyển đổi số có tác động như thế nào tới công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL)?

Xu hướng người dùng các nền tảng số trên thiết bị di động vẫn đang tiếp tục gia tăng với số lượng lượt tải ứng dụng mới trên các thiết bị di động từ hai kho Google Play và Apple Store tại Việt Nam đạt khoảng 312 triệu lượt (trong tháng 8/2022). Trong đó chủ yếu là tải về từ kho ứng dụng Google Play với tỷ lệ tải về là 78,22%, các thiết bị iOS gần 22% lượng tải mới. Với con số này, Việt Nam xếp hạng thứ 7 toàn cầu về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên các thiết bị di động (sau Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Indonesia, Trung Quốc và Mexico). Các nền tảng số lớn tại Việt Nam hiện nay có Zalo với hơn 75 triệu người dùng, Facebook với hơn 65,7 triệu người và Shopee với gần 44,5 triệu người

Theo Chỉ số xã hội số của GSMA tháng 8/2022 cho thấy, Việt Nam xếp thứ 7 trong các quốc gia thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương về xã hội số (sau Australia, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia). Trong đó, xếp thứ 5 về trụ cột thương mại số và xếp thứ 7 về phong cách sống số.

Với thực trạng như trên, cũng như để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thì công tác PBGDPL cần tận dụng cơ hội, đồng thời phải thay đổi tổng thể và toàn diện về hình thức, nội dung trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số tiên tiến. Qua đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới (Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg Phê duyệt: "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030").

Về mô hình tổ chức: Ứng dụng Công nghệ số giúp chuyển đổi mô hình tổ chức, mối quan hệ, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong PBGDPL (trong cùng một đơn vị hoặc giữa đơnvị này với đơn vị khác) bằng việc chuyển dịch các hoạt động lên môi trường số.

Phạm vi đối tượng PBGDPL: Ngoài các hình thức truyền thống như tổ chức Hội nghị, tọa đàm, tiếp công dân, phổ biến cho nhóm đối tượng đặc thù, trợ giúp pháp lý, tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thì việc ứng dụng công nghệ số triển khai các hoạt động PBGDPT trực tuyến giúp mở rộng phạm vi (không gian, thời gian) và đối tượng tham gia.

Nội dung PBGDPL: thông qua việc ứng dụng các công nghệ số như Big Data, AI…..để xác định nhu cầu của người dân cần gì về pháp luật. Từ đó tuỳ biến, xây dựng nội dung cho các đối tượng khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, trong đó xác định người dân là trung tâm. Ví dụ các bài học về tiền hôn nhân sẽ hiển thị trên "tường" mạng xã hội các bạn trẻ…

Hình thức thể hiện nội dung: Ứng dụng Công nghệ số giúp có những hình thức thể hiện nội dung PBGDPL hấp dẫn, dễ hiểu phù hợp các đối tượng (video, clip ngắn, đồ họa…).

Tương tác với với người dân: Ứng dụng Công nghệ số tạo tương tác hai chiều; người dân tham gia ngay từ quá trình xây dựng pháp luật (góp ý cho bản dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trên môi trường mạng); người dân phản ánh kiến nghị về thực thi pháp luật, từ đó tạo hiệu quả công tác PBGDPL.

Hình thức, thời gian tương tác: Ứng dụng Công nghệ số giúp để có tương tác hiệu quả, thuận tiện nhất như tương tác qua cổng, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, thông qua thiết bị di động, đặc biệt là smartphone; tương tác 24/7, mọi lúc, mọi nơi.

Đánh giá công tác PBGDPL: Ứng dụng Công nghệ số (công nghệ AI, đánh giá, phân tích trên không gian mạng) giúp Đánh giá sự tuân thủ, hiểu biết pháp luật; dư luận xã hội liên quan đến ban hành, thực thi pháp luật =>tác động đến công tác PBGDPL phù hợp.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL

Thứ nhất, Phát triểnnền tảng để người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tra cứu pháp luật dưới dạng hỏi - đáp, tình huống. Hiện nay, việc PBGDPL do các bộ, ngành, địa phương tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều cổng/trang thông tin điện tử về văn bản pháp luật có hoặc không thu phí. Hệ thống văn bản của Việt Nam khá phức tạp, một nội dung người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần, có khi được quy định ở nhiều văn bản, thuộc nhiều cổng/trang thông tin điện tử khác nhau. Vì vậy, cần phát triển ứng dụng để khi người dân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước có câu hỏi hay vấn đề gì cần biết về quy định pháp luật thì chỉ cần hỏi một câu trong ứng dụng là sẽ có câu trả lời cụ thể chứ không chỉ là tra cứu văn bản. Có thể tích hợp các nền tảng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, giọng nói nhân tạo để hỗ trợ công tác tìm kiếm, trả lời,…

Thứ hai, Phát triển nền tảng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật từ xa. Giống như nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa, chúng ta có thể phát triển một nền tảng tương tự để tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật từ xa phục vụ cho các đối tượng, kể cả người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có thể tích hợp nền tảng trí tuệ nhân tạo như trợ lý ảo AI để hỗ trợ công tác tư vấn, trợ giúp, giải đáp.

Thứ ba, Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ làm công tác PBGDPL (biết ứng dụng công nghệ số trong công việc).  Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể sử dụng các Nền tảng quản lý dạy và học trực tuyến.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.