Chuyên gia: Bất động sản Việt Nam không bị tác động bởi Evergrande
Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không bị tác động tiêu cực bởi khủng hoảng Evergrande và vẫn trong tầm kiểm soát.
- Khủng hoảng Evergrande chưa qua, Trung Quốc đối mặt với khoản nợ ẩn tương đương hơn 1 nửa GDP cả nước
- Ông Lê Chí Phúc: "Từ sự việc Evergrande để thấy rằng, quan trọng nhất là khả năng quản trị của doanh nghiệp khi mở rộng sang lĩnh vực mới"
- Evergrande: Giấc mơ ấp ủ từ thời thơ ấu biến thành cơn ác mộng nợ nần, đẩy giới tài chính vào tình thế 'nóng như lửa đốt'
Nguy cơ sụp đổ của Tập đoàn bất động sản Evegrande khiến các nhà đầu tư trực tiếp (nắm cổ phiếu, trái phiếu) và khách hàng mua nhà của Evergrande như "ngồi trên đống lửa", mà các tổ chức tài chính và truyền thông lớn trên thế giới cũng đang e ngại tác động dây chuyền khiến toàn bộ thị trường BĐS và hệ thống tài chính Trung Quốc suy sụp, và kéo theo hệ thống tài chính thế giới.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, tác động dây chuyền thực tế cũng không thể ảnh hưởng tới Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Thế Hiển lý giải: Thứ nhất, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam chưa có khoản nợ lớn, và không phổ biến.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong tiến trình tăng trưởng. Theo đó, đầu tư hạ tầng và quá trình đô thị hóa vẫn tiếp diễn mạnh là chỗ dựa cho thị trường bất động sản.
Thứ ba, về đặc điểm đầu tư tại Việt Nam, bất động sản vẫn có ưu thế hơn các kênh khác nên vẫn được nhà đầu tư chọn lựa.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ với TTXVN: “Qua rà soát tôi cho thấy các dòng vốn của tập đoàn này trực tiếp đầu tư vào các dự án ở Việt Nam theo các kênh chính thống dường như không có, nếu có cũng rất ít".
Ông Đính khẳng định mặc dù các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng do dịch COVID-19, tuy nhiên đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ có “sức khỏe” yếu, tài chính hạn chế. Còn các doanh nghiệp lớn thì khá ổn định do đảm bảo được nguồn lực tài chính.
Hơn nữa, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá trên VOV, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu BĐS ở Việt Nam có tiềm lực tài chính rất vững mạnh, hệ số nợ đều trong tầm kiểm soát, đảm bảo một hệ số an toàn nhất định.
Dù vậy, ông Lực cho rằng, các quốc gia trong đó có Việt Nam nên rút ra bài học từ vụ này, cần phải cân nhắc để kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn đổ vào trái phiếu BĐS. Chúng ta cũng cần cẩn trọng với trái phiếu công ty bất động sản, những tài sản không bảo đảm. Với cổ phiếu bất động sản, cơ hội "lướt sóng" ngắn hạn vẫn còn nhưng không có cơ hội nào dành cho tất cả. Đồng thời, các ngân hàng khi cho các doanh nghiệp BĐS vay có thể sẽ yêu cầu mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát dòng vốn này phải bám sát vào tình hình thực tiễn, tránh tâm lý vì bên đó xảy ra sự cố mà chúng ta lại quá siết chặt là không đúng.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/12 đã đạt 5,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD.