Chuyên gia điện lực: "2021 mới thực sự là năm bắt đầu của điện áp mái và sẽ bùng nổ rất mạnh trong 2-3 năm tới!"
Khi giá FIT 3 tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ.
Nguy cơ thiếu hụt điện năng giữa bối cảnh những nguồn cung cấp hiện hữu đang phát đi những tác động tiêu cực lên môi trường, ngành năng lượng tái tạo (đặc biệt điện mặt trời) dưới sự hỗ trợ của Chính phủ (thông qua cơ chế giá FIT ưu đãi) đã chứng kiến một sự tăng trưởng nóng những năm gần đây, đặc biệt trên quy mô công nghiệp lớn.
Điểm lại, từ năm 2017, Chính phủ ban hành cơ chế FIT lần 1 với giá mua điện mặt trời cho tất cả loại hình là 9,35 cent, hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Trước mức giá hấp dẫn trên, chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam nổi lên là quốc gia có tốc độ phát triển điện mặt trời nhanh nhất thế giới, tập trung nhiều ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tuy nhiên, khi Quyết định 11 hết hiệu lực và chưa có chính sách nối tiếp đã khiến nhiều dự án rơi vào tình trạng cầm chừng, phấp phỏng chờ đợi. "Khoảng trống chính sách" đã kéo dài hơn 9 tháng, đến khi Chính phủ ban hành Quyết định số 13 với biểu giá FIT 2: giá mua điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 US cent/kWh; giá điện mặt trời nổi trên mặt nước là 7,69 US cent; điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) là 8,38 US cent/kWh.
Đến nay, Quyết định 13 đã hết hiệu lực và chưa có quy định mới, ngành điện lại tiếp tục bước vào tình trạng chờ đợi. Trước nhu cầu của năng lượng tái tạo, nhiều kiến nghị gia hạn chính sách giá FIT 2 tối thiểu đến cuối năm 2021 được đưa ra, trong đó ưu tiên thúc đẩy điện áp mái.
Thực tế, điện áp mái với những công nghệ mới đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ thời gian gần đây. Chưa kể, khi việc đầu tư điện mặt trời trên quy mô công nghiệp đang phát triển vượt mức, và đã bắt đầu xuất hiện khó khan, thử thách về mặt kỹ thuật của lưới điện, đặc biệt lưới điện phân phối khi quá nhiều nơi đổ về, điện áp mái sẽ là "sân chơi" tiếp theo sau khi cơ chế giá FIT 3 được chốt.
"Trong khi giá FIT 1 cao, giá FIT 2 dù có giảm nhưng vẫn ở mức hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ lựa chọn thực hiện trên quy mô lớn gồm các farm, khu công nghiệp… để có thể thu lợi nhuận lớn.
Thì hôm nay, khi giá FIT tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ", ông Đinh Quang Tri, Chuyên gia kinh tế điện lực (EVN) nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, biểu giá FIT 3 nếu có, theo hướng ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà phân tán, ưu tiên giá cao hơn ở những vùng có bức xạ thấp như miền Bắc. Ngoài ra do suất đầu tư hệ thống điện mặt trời công suất nhỏ hiện tại còn cao, thời gian hoàn vốn chậm, tại mỗi vùng nên có giá ưu đãi hơn đối với các hệ thống nhỏ (<100kWp).
Năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã sớm có động thái đầu tư điện áp mái. Đơn cử, hơn 1.000 nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao tại Tp.HCM đã ký kết hợp tác phát triển điện mặt trời áp mái với công suất mục tiêu 1.000MWp đến năm 2024. Hay quỹ đầu tư VinaCapital (thông qua thành viên là SkyX Solar) không đứng ngoài cuộc, đã tiến hành ký kết xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp thuộc Saigontel. "Tay chơi" TTC Energy cũng thực hiện hàng loạt hợp tác đầu tư điện áp mái cho hơn các siêu thị và trung tâm thương mại như Sense City của Saigon Co.op với tổng công suất dự kiến khoảng 6.000 kWp; Siêu thị Giga Mall Phạm Văn Đồng với 638.86 kWp; hệ thống cụm rạp chiếu phim Galaxy với 460.80 kWp; khu du lịch Đầm Sen với 466.56 kWp; KCN Tân Thuận với 620.73 kWp; Tổng Công ty may Việt Tiến với 417.82 kWp…
"Dù vậy, điện áp mái hộ gia đình năm 2021 mới thực sự là năm bắt đầu, và sẽ phát triển rất mạnh trong 2-3 năm tới", ông Tri khẳng định. Tuy nhiên, để phát triển đúng với tiềm năng, điện áp mái hộ gia đình, công nghệ sẽ là công cụ quan trọng để thực hiện hoá điều này.
Ghi nhận, nhu cầu về lối sống xanh và thông minh đã thúc đẩy thị trường điện mặt trời dân dụng tại Việt Nam và theo đó là nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp thông minh với qui trình lắp đặt dễ hơn, các tiêu chuẩn an toàn tiên tiến và khả năng hoạt động lâu dài hướng tới tăng thời gian tự tiêu thụ cao hơn. Nhiều đơn vị công nghệ đã sớm khai thác mảng tiềm năng này, đơn cử Huawei Fusion Solution năm 2020 đã cung cấp tổng công suất biến tần là 4,3 GW tại Việt Nam.
Bảo AnTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.