Chuyên gia hàng không NACO và mối lương duyên với những vùng đất 'khó nhằn'
Với những kinh nghiệm xây dựng các sân bay “khó nhằn” nhất thế giới, NACO đã biến một vùng sình lầy "vịt đang bơi" trở thành Sân bay khu vực hàng đầu thế giới ngay tại Việt Nam.
Chuyên gia hàng không tại những vùng đất "khó nhằn"
NACO - Netherlands Airport Consultants, được thành lập năm 1949 bởi TS. Albert Plesman, người sáng lập và là Chủ tịch Hãng hàng không Hoàng gia Hà Lan - Royal Dutch Airlines (KLM). Trong những năm đầu tiên, NACO ghi dấu với nhiều dự án trong nước lẫn trên thế giới, như tại Indonesia, Ai Cập và Đức.
Danh tiếng của đơn vị này thực sự được củng cố khi các chuyên gia NACO đóng vai trò trực tiếp trong việc phát triển kế hoạch tổng thể sân bay Amsterdam Schipho từ những năm 1950. Từ các trung tâm quốc tế lớn nhất, NACO đã tham gia định hướng cho hơn 600 sân bay trên khắp thế giới. Trong đó, có rất nhiều dự án mang tính bước ngoặt cho cả một nền kinh tế.
Nhà ga T3 Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh - minh chứng cho sự thành công của kinh tế Trung Quốc - vẫn được vận hành bởi NACO.
Năm 2005, NACO giải bài toán thiên niên kỷ của Bắc Kinh với việc nâng cấp sân bay Bắc Kinh, vốn đã là một sân bay khổng lồ, thành "một cửa ngõ hiện đại đến Trung Quốc và một cấu trúc biểu tượng mới cho Bắc Kinh".
Năm 2015, NACO tiếp tục thắng thầu sân bay quốc tế mới gần Mexico City, giữa vùng đầm lầy Texcoco - sân bay đầu tiên trên thế giới mang "hình con nhện" trên kết cấu đất mềm, mỗi năm chìm với tốc độ 20 cm, được thiết kế để trở thành một trong những sân bay lớn và bền vững nhất trên thế giới.
Dự án sân bay quốc tế "hình con nhện" tại Mexico - một dấu ấn khác của NACO. Ảnh: Reuters.
Và NACO đã đem kinh nghiệm xây dựng một sân bay "khó nhằn" đến Việt Nam – trên một vùng sình lầy vịt đang bơi.
Khát vọng cất cánh một vùng đất
Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tại Việt Nam là một thách thức thú vị với NACO
Trước năm 2019, Việt Nam chỉ có duy nhất một hãng hàng không tư nhân. Và năm 2018, Việt Nam mới có một sân bay do tư nhân làm chủ đầu tư – Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Đây cũng là sân bay đầu tiên của Việt Nam từ năm 1975 đến nay được xây mới hoàn toàn, nếu không kể đến sân bay Phú Quốc, xây năm 2012 thay thế cho một sân bay cũ từ thời Pháp thuộc.
Sân bay Vân Đồn đã mở ra cơ hội mới với kinh tế Quảng Ninh
NACO được tập đoàn Sun Group - chủ đầu tư dự án Sân bay quốc tế Vân Đồn mời tư vấn về công tác thi công, vận hành cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên. Và tất cả đã thay đổi chỉ hơn một năm sau đó.
"Sau 19 tháng thi công, chúng ta có một đường băng đạt chuẩn quốc tế với hệ thống dẫn đường hiện đại bậc nhất thế giới. Đó thực sự là nỗ lực vượt bậc" - Arjan Kuin, cố vấn cấp cao của NACO kể lại.
Kinh nghiệm gần 70 năm thiết lập những sân bay tầm cỡ và đẳng cấp nhất trên khắp các châu lục đã được NACO ứng dụng hoàn hảo trong một cảng hàng không được kỳ vọng trở thành cửa ngõ mới của Quảng Ninh.
Một năm sau khi đi vào hoạt động, sân bay quốc tế Vân Đồn chào sân thế giới với danh hiệu "Sân bay mới hàng đầu châu Á 2019" tại giải thưởng World Travel Awards (WTA) khu vực châu Á – châu Đại Dương. Năm 2020, cùng với việc trở thành sân bay mang ý nghĩa đặc biệt của quốc gia – nơi đón các chuyến bay giải cứu đồng bào về từ vùng dịch với một quy trình vận hành chưa từng có tại Việt Nam, sân bay quốc tế Vân Đồn cũng đồng thời đón nhận hai giải thưởng: "Sân bay có hệ thống phòng chờ thương gia hàng đầu châu Á", "Sân bay khu vực hàng đầu châu Á" tại WTA khu vực châu Á và "Sân bay khu vực hàng đầu thế giới" tại giải thưởng WTA thế giới.
Ít ai biết, đây cũng là sân bay được NACO cùng Sun Group kiến tạo từ sự chắt lọc những ưu việt của các sân bay "khủng" nhất mà NACO đã từng làm: bền vững trên kết cấu đất mềm tưởng chừng không thể chinh phục như sân bay hình con nhện tại Mexico, đậm đặc dấu ấn bản địa và tiêu chuẩn quốc tế về trải nghiệm hành khách như sân bay Bắc Kinh. Đây cũng là sân bay duy nhất tại Việt Nam có không gian xanh mát và khu vực hút thuốc ngoài trời tương tự sân bay Changi của Singapore, và là sân bay đầu tiên trên thế giới sở hữu hồ cá Koi làm điểm nhấn cảnh quan.
Và đương nhiên, NACO đã mang về Việt Nam những công nghệ tối tân chỉ có ở các sân bay hiện đại nhất trên thế giới: đường cất hạ cánh với hệ thống tiếp cận hạ cánh chuẩn CAT2 ILS và hệ thống đèn tiếp cận hạ cánh chuẩn CAT2 công nghệ LED sẵn sàng cho sự tăng trưởng lượng hành khách đến cảng trong nhiều năm tiếp theo; Hệ thống trả khay tự động Ilane của hãng Smith được tích hợp với máy soi đa chiều tiên tiến nhất khu vực châu Á, lần đầu tiên được trang bị ở một sân bay tại Việt Nam; Hệ thống cầu ống lồng có chức năng tản gió đảm bảo an toàn cho hành khách bất kể điều kiện thời tiết mưa giông hay gió lớn,...
Đặc biệt, với việc có thể đón nhận bất kỳ máy bay cỡ lớn nào như Boeing 787 và Airbus 350, sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ vẫn duy trì được tính bền vững và thức thời trong nhiều năm tới, khi đã thực sự trở thành một "cửa ngõ" lớn của Quảng Ninh. Thậm chí, những nền tảng hiện tại sẵn sàng đáp ứng việc mở rộng quy mô cảng hàng không lớn hơn nữa sau 10 hay 15 năm tới nếu cần.
Và sân bay quốc tế Vân Đồn có lẽ đã sẵn sàng cho một cú "cất cánh" trong bối cảnh mới.
Điều này phản ánh sự thành công trong việc phát triển hạ tầng số, mở rộng kết nối Internet và áp dụng các mô hình Chính phủ điện tử hiệu quả.