Chuyên gia: "Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% vẫn trong tầm tay"

Diễn đàn
04:01 PM 23/07/2021

Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% cho cả năm, trong 6 tháng cuối năm mức tăng trưởng GDP sẽ phải là khoảng 7,2%. Đó là một thách thức, tuy nhiên vẫn có thể đạt được nếu Việt Nam nhanh chóng tháo gỡ được một số nút thắt.

Mặc dù tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng theo các chuyên gia, đây là kết quả đáng khích lệ nhất là trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp và Việt Nam vẫn có thể "cán đích" kế hoạch đặt ra trong năm 2021.

Chuyên gia: "Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% vẫn trong tầm tay" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và khó lường, nhiều chỉ số vẫn tăng mạnh và có những dấu hiệu tích cực như kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm đạt 316,73 tỉ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách nhà nước ước đạt 775 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7% dự toán, tăng 15,3% so cùng kỳ năm 2020; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 3% của năm 2020…

TS. Nguyễn Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam khẳng định những con số trên càng củng cố thêm niềm tin GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,5% trong tầm tay.

“Với tiềm lực mà chúng ta đang có, cùng với sự phục hồi của các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và lợi thế về sự ổn định kinh tế vĩ mô, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay nếu sớm khống chế được dịch bệnh”, TS. Nguyễn Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ với Thời báo Ngân hàng.

Đồng thời, cũng theo ông Bình, với việc duy trì mục tiêu kép, các địa phương cũng cần linh hoạt hơn trong điều hành. Cụ thể, với địa phương đang là tâm dịch hiện nay thì phải hy sinh lợi ích về mặt kinh tế trong một vài tuần, nhưng cũng không vì thế mà “ngăn sông cấm chợ”, không chú trọng đến việc duy trì sản xuất, cần có những biện pháp để phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa ngay trong tâm dịch.

Còn những địa phương không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì cần nhanh chóng thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, không nên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quá cứng nhắc.

Các chuyên gia đều cho rằng, đạt được con số tăng trưởng như kế hoạch đặt ra hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến lược vaccine thần tốc (đây cũng là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế), độ lớn gói hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc trong các khâu thủ tục phục vụ sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công theo đúng kế hoạch từ các bộ, ngành và các địa phương…

Song song với việc rà soát, đề xuất những chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua đại dịch, Nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường đảm bảo nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện sản xuất, không để đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh...

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.