Chuyên gia nước ngoài chỉ ra 4 giải pháp giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào FDI

Đầu tư và Tiếp thị
08:18 AM 11/01/2021

Báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc tế về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết, trong tổng số 156 tỷ USD vốn FDI của Mỹ vào các nước ASEAN, có đến 80% dòng vốn chảy vào Việt Nam, Indonesia và Singapore.

Tờ The Asean Post đưa ra dẫn chứng cụ thể bằng việc Apple đã thông qua đối tác sản xuất Foxcon để chuyển một số dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hay như Samsung Electronics cũng đang có ý định chuyển hoạt động sản xuất màn hình sang Việt Nam. Được biết, tại Việt Nam, hiện Samsung đã có 6 nhà máy và 2 trung tâm nghiên cứu R&D.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi thương mại và cung ứng toàn cầu, vai trò của hợp tác khu vực và thế giới càng được thể hiện rõ, nhất là trong sản xuất và cung ứng vaccine, phát triển thương mại điện tử và tái thiết chuỗi cung ứng.

Tác giả giả Jason Loh, thuộc EMIR Research nhấn mạnh, các quốc gia không nên phụ thuộc quá nhiều vào nước khác như Trung Quốc, cũng như phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Điều này được giải thích dựa trên "nguyên lý phụ thuộc", tức là quốc gia phụ thuộc sẽ đóng vai trò bên lề trong khi quốc gia còn lại sẽ là quốc gia cốt lõi, và nguồn lực sẽ mất dần từ quốc gia này sang quốc gia kia.

Do đó, các quốc gia cần gia tăng sức mạnh nội tại thông qua một số giải pháp dưới đây.

Thứ nhất, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

Bởi lẽ, các DNVVN đóng vai trò là chất xúc tác của nền kinh tế và quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm. Đặc biệt, khi những doanh nghiệp này tác động ngược trở lại sẽ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường hợp tác khu vực thông qua ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Theo ông Jason Loh, cần có một kế hoạch tổng thể về kinh tế và công nghiệp ASEAN, tương tự như kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025. Kế hoạch này sẽ xác định mạng lưới sản xuất và cơ sở chuỗi cung ứng dựa trên lợi thế cạnh tranh hay vị trí chiến lược của các quốc gia thành viên. Ví dụ như việc tích hợp hoàn toàn các dây chuyền và khu sản xuất thiết bị điện & điện tử (E&E) của Việt Nam với Malaysia. 

Một giải pháp khác được đề xuất là khôi phục liên kết giao dịch ASEAN dựa trên Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF). Thông qua đó, cung cấp các chương trình đầu tư tập thể xuyên biên giới.

Thứ ba, tăng chi đầu tư trực tiếp trong nước, bao gồm cả đầu tư cho hoạt động R&D, xây dựng chiến lược tạo việc làm là trọng tâm của chiến lược kinh tế vĩ mô.

Bài báo cũng nhấn mạnh, chiến lược kinh tế vĩ mô cùng với tạo việc làm, bao gồm một phần tác động lan tỏa của R&D trong công nghệ xanh và tái tạo sẽ là ưu tiên của chính phủ trong 5 đến 10 năm tới. Ngay cả khi số hóa, tự động hóa được thúc đẩy bởi Covid-19 và trở nên phổ biến.

Đặc biệt, mặc dù việc ổn định tài khóa trong trung hạn là quan trọng nhưng vẫn cần điều chỉnh chính sách này dựa trên chu kỳ kinh doanh.

Thứ tư, đa dạng hóa và thúc đẩy hơn nữa các liên kết thương mại và đầu tư ngoài các đối tác FDI truyền thống.

"Nếu cần có một sự đồng thuận về giai đoạn tiếp theo trong phát triển quốc gia, hãy để đó là một giai đoạn được đổi mới bằng niềm tin, sự tự tin, mà không phải là chủ nghĩa biệt lập/chuyên quyền hay quá phụ thuộc vào nước khác", ông Jason Loh kết luận.

Hoài Thương
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.