Chuyên gia quốc tế: 'Nhiều DN còn chưa ứng dụng công nghệ cơ bản, chứ đừng nói là công nghệ lớn!'

Đầu tư và Tiếp thị
02:21 PM 09/11/2021

Theo đại diện WB, điều rất quan trọng là làm thế nào để đưa số lượng lớn các doanh nghiệp đạt đến một trình độ nhất định về ứng dụng công nghệ, sử dụng những quy trình số hóa đơn giản nhất trong quá trình kinh doanh.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi hậu COVID-19, câu hỏi đặt ra là, cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ ra sao? Liệu Việt Nam có lựa chọn chính sách hỗ trợ "người thắng cuộc" hay hỗ trợ công nghệ?

Trong khuôn khổ hội thảo chuyên đề 1: Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thuộc chuỗi các hội thảo chuyên đề của Diễn đàn Cấp cao thường niên dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương diễn ra ngày 9/11, ông Gaurav Nayyar, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, trong bối cảnh Việt Nam đang ở bước ngoặt của lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cần có sự phân biệt khi nói đến công nghệ.

"Nhắc đến công nghệ thì mọi người thường nói đến công nghệ tiên tiến, những nghiên cứu phát triển lớn, hay các doanh nghiệp tiên phong. Song thực tế, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa ứng dụng những công nghệ cơ bản, chứ đừng nói là công nghệ lớn", vị chuyên gia cho biết.

Đại diện WB nói thêm: "Hãy nghĩ về in 3D đi, robot đi. Hiện chỉ một vài công ty lớn đang áp dụng công nghệ này. Cho nên, điều rất quan trọng là làm thế nào để đưa số lượng lớn các doanh nghiệp đạt đến một trình độ nhất định về ứng dụng công nghệ, sử dụng những quy trình số hóa đơn giản nhất trong quá trình kinh doanh".

"Tôi nghĩ đây có thể ví như việc chúng ta "hái những quả thấp, dễ trước", và Nhà nước cần tập trung vào khía cạnh này. Bên cạnh đó, thị trường cũng là một vấn đề. Hơn nữa, nếu khó khăn tiếp cận về mặt tài chính thì làm sao đầu tư công nghệ được?", ông Gaurav đặt vấn đề.

Liên quan đến việc lựa chọn hay ủng hộ "người thắng cuộc", ông khẳng định, điều này còn phân biệt giữa các ngành nghề khác nhau. "Hàng thập kỷ nay. nhiều người vẫn có niềm tin sai  lầm rằng công nghiệp hóa thì phải ủng hộ cho 'người thắng cuộc' trong ngành sản xuất chế tạo. Nhưng dịch vụ cũng là một phần quan trọng. Do vậy, khi ứng dụng công nghệ, chúng ta cần cân nhắc vào mỗi ngành khác nhau", ông kết luận.

Anh Vũ
Ý kiến của bạn
Cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 40 lần Cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 40 lần

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.