CLB Doanh nhân Lưu tộc Việt Nam kết nối để phát triển
Ngày 13/10, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, tại Hà Nội, CLB Doanh nhân Lưu tộc Việt Nam tổ chức buổi lễ ấm cúng kỷ niệm 3 năm ngày thành lập và bàn các giải pháp tăng cường kết nối vì sự phát triển nhanh mạnh hơn đối với mỗi doanh nghiệp, đóng góp nhiều hơn xây dựng gia đình, dòng họ và đất nước.
- Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong giai đoạn mới
- Hơn 200 doanh nhân thế hệ 8X, 9X tưng bừng kết nối giao thương
- Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'
- Nghệ An: Tôn vinh những đóng góp to lớn của doanh nghiệp và doanh nhân
- Thanh Hóa: Tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024
Hơn một năm trước, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới. Nghị quyết đã "thổi bùng" ngọn lửa tinh thần dân tộc trong mỗi một doanh nhân, doanh nghiệp. Chính tinh thần dân tộc đó đã nuôi dưỡng khát vọng đổi mới sáng tạo, và là cội nguồn sức mạnh "vượt sóng, vươn xa" vì quê hương đất nước và dòng họ.
Với tinh thần của Nghị quyết 41 đó, phát biểu với các doanh nhân họ Lưu, TS Lưu Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Lưu tộc Việt Nam, đã nhấn mạnh: "Chúng ta rất thấu hiểu: Doanh nghiệp là xương sống, Doanh nhân là lực lượng nòng cốt cho phát triển nền kinh tế nước nhà nói chung và chấn hưng Lưu tộc nói riêng. Chúng tôi rất ngưỡng mộ, biết ơn tất cả các doanh nhân Lưu tộc đang chủ động lăn lộn vất vả với thương trường và luôn mong muốn các doanh nghiệp phát triển bền vững và thành đạt."
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ đang làm biến đổi từng ngóc ngách của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, quản trị hiện đại và bản lĩnh dân tộc để tồn tại và phát triển bền vững. Mặc dù vai trò của doanh nhân đã được khẳng định, không thể phủ nhận con đường phía trước vẫn còn rất khó khăn. Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ và vừa, thiếu sự chuyên nghiệp, thiếu vốn và công nghệ.
Câu chuyện các doanh nghiệp Việt khó tiếp cận nguồn tài chính, vướng mắc với thủ tục hành chính phức tạp và phải đối mặt với thị trường cạnh tranh không lành mạnh không còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, mỗi doanh nhân Việt Nam là một "người lính" tiên phong trên mặt trận kinh tế, họ cần nhiều hơn những lời cổ vũ, sự hỗ trợ thực sự và nền tảng chính sách ổn định, minh bạch.
Nhìn lại lịch sử họ Lưu có hai danh nhân lỗi lạc về kinh tế. Đi đầu là Thái sư Cơ, người cai quản và phát triển thành Đại La 40 năm (971-1010), đã giúp sức cho các nhà gia công sản xuất và thương mại dịch vụ phát triển góp phần biến thành cho Đại La - Thủ phủ của Giao Châu (tức là Đồng bằng Bắc bộ) là An nam đô hộ phủ trở thành toà thành đặc trưng của người Việt. Nơi đây ghi đậm dấu ấn của Thái sư với đủ điều kiện cho vua Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010.
Người thứ hai là Thượng thư bộ Lại Lưu Xuân Tín, thế kỷ XV được vua Lê Thánh Tông giao cho đúc tiền bạc nén của triều đình. Đức Ngài Lưu Xuân Tín được tôn vinh là Tổ nghề kim hoàn Việt Nam, được thờ tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với Hoàng thành Thăng Long, chính đình Kim Ngân là địa điểm vào đêm Giao thừa, vào ngày Tết mọi người, nhất là doanh nhân họ Lưu thường đến vãn cảnh và dâng hương cầu may năm mới.
TS Lưu Văn Thành cho biết: Về các doanh nhân điển hình của họ Lưu ngày nay, ngoài Doanh nhân Lưu Vĩnh Phúc có bề dày đóng góp cho hoạt động kết nối dòng họ, có thể nhắc đến Tập đoàn "nghìn tỷ" Mesa Group của Doanh nhân Lưu Tuyết Mai vẫn duy trì ổn định kinh doanh; Công ty Khai thác Cảng IMP đầu tư đa ngành của Doanh nhân Lưu Quang Lãm vừa dành được dự án xây dựng cảng biển với vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp "đầu đàn" như của các doanh nhân Lưu Đình Tuấn, Lưu Nghị, Lưu Huy Hà, Lưu Thành Đông, Lưu Thanh Tùng.. đang vươn lên tăng trưởng; các công ty khai khoáng duy trì hoạt động tốt; công ty TNHH Bệnh viện RHM Hoàng Dung đầu tư 75 tỷ đồng xây dựng Bệnh viện RHM Nghệ An, vừa được Bộ Y tế cấp phép hành nghề từ 7/10/2024, và nhiều công ty họ Lưu đang bứt phá vươn lên.
Theo ông Lưu Quang Lãm, Chủ tịch HĐQT Công ty Khai thác Cảng, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân Lưu tộc Việt Nam, cần phải ghi nhận hầu hết các doanh nhân họ Lưu đều rất có tâm với tổ chức CLB, với dòng họ. Tuy nhiên, điều trăn trở rất lớn là sự kết gắn doanh nhân, doanh nghiệp trong dòng họ Lưu còn hạn chế…
Trong kinh doanh có lúc thăng hoa đạt đỉnh cao kỳ vĩ, nhưng cũng có lúc lắng trầm sâu xuống, có khi bị thất bát... Nhưng với tâm huyết, đam mê kinh doanh, kiên trì bám sát mục tiêu, CLB Doanh nhân Lưu tộc Việt Nam tin tưởng các doanh nhân họ Lưu đang và sẽ cất cánh vượt qua khó khăn và đi đến thành công rực rỡ.
Lưu ĐoànTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.