Có 'hộ chiếu vaccine COVID-19' vẫn phải tuân thủ cách ly 14 ngày
"Hộ chiếu vaccine" là khái niệm mới dành để chứng nhận các trường hợp đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Tuy nhiên các chuyên gia y tế Việt Nam cho rằng, hiện chưa có kết luận về nguy cơ lây nhiễm ở các trường hợp này nên vẫn phải tuân thủ cách ly đủ 14 ngày.
Lý giải về điều này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế khẳng định: Đến thời điểm này Việt Nam chưa có thay đổi trong các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cũng như cách ly người nhập cảnh có "hộ chiếu vaccine COVID-19". Do đó, những người từ nước ngoài về Việt Nam vẫn phải cách ly đủ 14 ngày theo quy định.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho biết từ trước đến nay, với các bệnh truyền nhiễm, việc có vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh. Tuy nhiên việc có "hộ chiếu vaccine COVID-19" cũng có những điểm lợi. Một người được tiêm vaccine, nếu thực sự có miễn dịch, khi sang nước khác không bị lây bệnh và cũng không làm lây truyền bệnh.
Nếu trước đây, để nghiên cứu ra một vaccine cần 4 - 5 năm, thậm chí 10 năm, trong khi đó vaccine COVID-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp nên tính hiệu quả của vaccine còn cần thời gian để kiểm chứng, đánh giá. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra một số vấn đề như các vaccine khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau, cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu, người mới tiêm vaccine cũng chưa có miễn dịch bảo vệ ngay. Hơn nữa, khi nCoV biến chủng, loại vaccine COVID-19 mà người đã tiêm có thể không còn tác dụng.
Đồng thời cũng không loại trừ trường hợp có "hộ chiếu vaccine" giả. Vì thế, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên… để có thể có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp "hộ chiếu vaccine" với xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính để giảm thời gian cách ly…, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu nói.
Cũng theo các chuyên gia, tại Việt Nam dù tỷ lệ tiêm vaccine chưa được như nhiều nước nhưng đang áp dụng các biện pháp chống dịch hiệu quả. Vì thế, dù tiêm vaccine vẫn cần áp dụng tốt các biện pháp dự phòng dịch, cụ thể là áp dụng 5K theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra lời cảnh báo khẩn cấp về "hộ chiếu vaccine", yêu cầu các nhà chức trách không coi bằng chứng tiêm chủng là điều kiện để du lịch quốc tế. Theo người phát ngôn của WHO, lý do là hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa sự lây truyền chưa rõ ràng; nguồn cung cấp vaccine toàn cầu còn hạn chế.
Thương Huyền (Tổng hợp)VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.