Cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu tiềm năng trong tháng 3/2022
Các số liệu thống kê lịch sử cho thấy chiến tranh và căng thẳng địa chính trị (sự tác động của yếu tố địa lý tới lĩnh vực chính trị) phần lớn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, khoảng 2 - 3 tuần sau khi sự kiện diễn ra.
Ngày 14 tháng 2, chỉ số VN-INDEX giảm xuống mức thấp nhất trong tháng với 1.472,0 điểm do căng thẳng địa vị chính trị ở Ukraine. Vào 28/02/2022, VN-INDEX đóng cửa ở mức 1.490. điểm, (+ 0,8% so với đầu tháng).
Thị trường chứng khoán Việt Nam, cùng với thị trường chứng khoán ASEAN dường như ít bị ảnh hưởng trong những thời điểm diễn ra chiến sự và xung đột địa vị chính trị. Do đó, các chuyên gia cho rằng, bất kỳ sự điều chỉnh nào cũng có thể tạo ra cơ hội tích lũy cổ phiếu tốt.
Về tiền tệ, chỉ số đồng USD chủ yếu giảm trong thời kỳ khủng hoảng, điều này có nghĩa là các đồng tiền khác có xu hướng tăng giá. Dựa trên tình trạng nhập siêu và dự trữ ngoại hối vững chắc, các chuyên gia chứng khoán cho rằng: "VND có thể mạnh lên trong ngắn hạn".
FED bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ
Thị trường kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể nâng lãi suất điều hành ít nhất 125 điểm cơ bản vào năm 2022, bắt đầu từ tháng 3 này.
Phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 2/3, FED đã sẵn sàng nâng lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng này nhằm hạ nhiệt lạm phát.
"Cuộc chiến Nga – Ukraine làm gia tăng bất ổn kinh tế song không thể khiến Fed rời khỏi lộ trình tăng lãi suất của mình".
Theo thống kê, thị trường chứng khoán Mỹ, vẫn tăng trưởng trong phần lớn các chu kỳ tăng lãi suất của FED, với lợi tức trung bình hàng năm khoảng 4,4%.
Các ngành thường có diễn biến tích cực sau đợt tăng lãi suất đầu tiên của FED bao gồm truyền thông, năng lượng, bất động sản, tiện ích và vật liệu. Ngược lại, các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng tiêu dùng không thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và công nghệ hoạt động kém hơn so với thị trường chung trong ba tháng sau đợt tăng lãi suất đầu tiên của FED.
Mặt khác, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) có thể tiếp tục bị hút ròng trong nửa đầu năm 2022 do ảnh hưởng của "taper tantrum" - cụm từ mà các quan chức FED và nhiều người khác sử dụng để miêu tả kế hoạch "rút chân ga" khỏi "cỗ máy kích thích kinh tế" bằng cách giảm lượng trái phiếu mà FED mua vào một cách từ từ và trong quãng thời gian dài.
Tuy nhiên, khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm trở lại đây nên tác động của việc khối ngoại bán ròng sẽ ở mức vừa phải do thị trường đã có sự chuẩn bị từ trước.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được hỗ trợ bởi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ. Thêm nữa, dòng vốn trong nước đang đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.
Cơ hội cho tháng 3
Nhóm chuyên gia đưa ra 3 cơ hội trong tháng 3 đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đầu tiên, Việt Nam đẩy nhanh tốc độ mở cửa trở lại ngành hàng không và du lịch. Theo Cục Hàng không Việt Nam, kể từ ngày 15/2/2022, Việt Nam chính thức dỡ bỏ những hạn chế về tần suất các chuyến bay quốc tế thường lệ. Ngày 16/2/2022, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam liên quan tới việc mở cửa hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế và dỡ bỏ mọi hạn chế đi lại kể từ ngày 15/3.
Thứ hai, đón đầu xu hướng tăng trưởng lợi nhuận và mùa họp đại hội cổ đông thường niên. Tính tới ngày 22/2/2022, 1.049 công ty niêm yết, chiếm 60,8% tổng số cổ phiếu niêm yết và 93,0% vốn hóa thị trường, đã công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV/2021. Tại thời điểm này, tổng lợi nhuận ròng trong kỳ của các công ty niêm yết ghi nhận tăng trưởng 17,2% so với cùng kỳ.
Năm 2021, lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên 3 sàn chứng khoán tăng 41,9% so với năm trước. Riêng trên sàn HOSE, lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết tăng 38,7% .
Trong năm 2022, thị trường được kỳ vọng tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao 23%. Một số ngành dự kiến có sự cải thiện mạnh mẽ về tăng trưởng lợi nhuận, bao gồm hàng hóa công nghiệp và dịch vụ, bán lẻ và bất động sản, M&A, trong khi tăng trưởng lợi nhuận của dầu khí, tiện ích công cộng và công nghệ…
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp ấn tượng trên sàn HNX khi trong năm 2021 đã nỗ lực trong kinh doanh, vượt qua thách thức về dịch bệnh Covid 19 để sinh lợi nhuận. Đặc biệt trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Quý 3, kết thúc 9 tháng đầu năm, PGT ghi nhận doanh thu thuần hơn 642 triệu đồng. Đáng chú ý, đơn vị đã thoát khỏi con số lỗ 7 tỷ đồng hồi cùng kỳ, ghi nhận lãi ròng gần 276 triệu đồng.
Tại thời điểm 30/09/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 57 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 6.9 tỷ đồng, gấp đôi con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 38%, xuống còn 21.6 tỷ đồng.
Tại quý 4 2021, PGT đã thoát lỗ so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận lãi ròng hơn 597 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 60 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 10,2 tỷ đồng, tăng gấp ba lần con số đầu năm, với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh.
Cuối cùng, là cơ hội Định giá hấp dẫn với tầm nhìn dài hạn. Theo dữ liệu của Bloomberg, tại thời điểm ngày 22/2/2022, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E 12 tháng là 17,1 lần, tương đương với P/E trung bình một năm là 17,2 lần. Duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận năm tài chính 2022/2023 ở mức 23%/19% nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu và sự phục hồi trở lại của dầu khí và bất động sản.
Đối với các nhà đầu tư, chỉ số tài chính và thông tin doanh nghiệp công bố cùng những kế hoạch triển khai khiến 1 cổ phiếu thu hút. Với mã cổ phiếu PGT của PGT Holdings những chỉ số tài chính nêu trên chính là điểm sáng thu hút. Tuy nhiên nếu chỉ là những tài chính không thì chưa đủ, cuối tháng 2/2022 PGT Holdings đã công bố thông tin CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Kế phiên, VN-Index giảm 6,28 điểm về vùng 1.499 điểm, nhìn chung chỉ số chính sàn HOSE vẫn trong trạng thái tích lũy đi ngang quanh vùng 1.490 - 1.510. Áp lực bán trong phiên đầu tuần đang khiến chỉ số tạm rời mốc 1.500 điểm. Tính chung toàn thị trường thì thanh khoản đạt 37.963 tỷ đồng.
Đóng cửa 7/3/2022, VN-Index giảm 6,28 điểm (0,42%) còn 1.499,05 điểm, HNX-Index tăng 2,27 điểm (0,5%) lên 452,86 điểm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (0,06%) xuống 113,22 điểm.
Cổ phiếu PGT Holdings ngày 7/3/2022.
Quay trở lại với cổ phiếu của PGT Holdings, trong thời gian diễn ra giao dịch cổ phiếu PGT có sự rung lắc nhẹ nhưng vẫn bám sát mốc giá tham chiếu tại phiên thứ 6 tuần trước. Khép lại phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 40,200 cổ phiếu với giá đóng cửa 10,300 VNĐ.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu cho mục tiêu nắm giữ trung hạn trong vòng 3-12 tháng tới. Các yếu tố xúc tác tăng trưởng bao gồm sự phục hồi mạnh mẽ hơn của hàng không và du lịch và tốc độ tăng trưởng cao hơn kỳ vọng trong quý I/2022 của các công ty niêm yết.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.