Cơ hội giáo dục và việc làm cho người khuyết tật
Người khuyết tật (NKT) không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, họ cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực trong xã hội. Giải quyết việc làm cho NKT là đáp ứng nhu cầu chính đáng được làm việc và được ghi nhận. Trên cơ sở đó, để nâng cao hiệu quả giáo dục và việc làm cho NKT, nhiều tổ chức đã kết nối, hợp tác tạo cơ hội việc làm cho NKT.
Để tiếp nối các thành công của dự án hợp tác "Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cho NKT" được thực hiện từ năm 2014 giữa Hội NKT TP. Hà Nội (DP) và Hội Phục hồi chức năng cho NKT Hàn Quốc (KSRPD) do cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ, vừa qua, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Ba Đình (180 Phố Trấn Vũ, phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội), Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị "Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2023 và một số quy định chính sách đối với NKT".
Tại hội nghị, ngoài việc thông qua việc tuyên truyền những điểm mới của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội như: Mức chuẩn trợ giúp xã hội - Hệ số - Thời điểm hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế - trợ giúp xã hội khẩn cấp - công thức tính trợ cấp xã hội hàng tháng…, hội nghị còn xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo Luật NKT năm 2010, nghị định 28/2012/NĐ-CP và Thông tư 01/2019/TT- BLĐTBXH để giúp cho NKT dễ "Hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng".
Bà Phạm Thị Thanh Hương – Trưởng phòng hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp TP. Hà Nội).
Với mục đích đảm bảo đời sống ổn định và có việc làm thuận lợi cho NKT theo tiêu chuẩn lao động quốc tế, Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi TP. Hà Nội luôn tăng cường tạo cơ hội có việc làm và hòa nhập cộng đồng xã hội dành cho NKT qua các chương trình đào tạo công nghệ thông tin. Đây quả là một vấn đề rất quan trọng trong thời buổi của nền kinh tế kỹ thuật số.
Thời đại thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) chính đã mở ra rất nhiều cơ hội tuyệt vời giúp cho NKT cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thông qua Hội nghị, các đại biểu, học viên NKT đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy nghề và tạo việc làm cho NKT. Dựa trên các chính sách, quy định của nhà nước, quyền lợi của NKT được đảm bảo và có khả năng hướng nghiệp và dễ hòa nhập cộng đồng.
Trước đó, ngày 22/11/2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với Hội NKT TP. Hà Nội tổ chức "Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là NKT" trên Sàn Trung tâm giao dịch việc làm tại số 215 Trung Kính và 14 sàn giao dịch việc làm vệ tinh Hà Nội để tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động khuyết tật tiếp cận thị trường việc làm, giúp họ tự tin, chủ động tìm kiếm việc làm, học nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động.
Phiên giao dịch việc làm kết hợp tuyển dụng người lao động khuyết tật.
Song hành với công tác tuyên truyền các chính sách trợ giúp xã hội dành cho NKT, Chính Phủ Việt Nam còn ban hành những chủ trương, chính sách mới để khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng NKT…
Việc hỗ trợ giải quyết việc cho NKT không chỉ giúp họ tự tin vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng mà còn khẳng định vai trò của NKT trong sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới, bảo đảm thực chất, hiệu quả chất lượng công việc; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngày tuyển dụng dành cho người khuyết tật tại các doanh nghiệp
Nhờ có sự hợp tác chặt chẽ và bền vững của Hội NKT TP. Hà Nội (DP), Hội Phục hồi chức năng NKT Hàn Quốc (KSRPD) và Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam (NCD), NKT Việt Nam đã được tham gia các chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề và việc làm.
Các thành viên của trung tâm sống độc lập Good Job Hàn Quốc
Trong quá trình trao đổi, thảo luận tại Hội nghị, các tổ chức đã xây dựng các chương trình tạo việc làm cho NKT. Trong đó, mô hình làm việc độc lập và làm việc bằng trí tuệ chính là mô hình thiết thực và hữu ích nhất đối với NKT. Để hỗ trợ cho NKT dễ dàng tiếp cận và có việc làm bền vững, các tổ chức cần hợp tác đồng bộ để hoàn thiện và phát triển công tác đào tạo nghề nghiệp hợp với khả năng của NKT.
Thông qua Hội nghị "Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2023 và một số quy định, chính sách đối với NKT", NKT đã nhận ra những giá trị mà mình có thể mang lại cho xã hội, hiểu rõ hơn những chính sách hỗ trợ việc làm và cơ hội việc làm vững chắc và dễ dàng hòa nhập cộng đồng...
Hoàng VânBộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.