Cơ hội mới cho nền kinh tế số Việt Nam
Kết thúc phiên giao dịch 29/11, VN-Index tăng 7,37 điểm (0,67%), lên mức 1102,8 điểm; HNX-Index tăng 2,64 điểm (1,18%), đạt mức 227,03 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua với 574 mã tăng và 193 mã giảm.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 562 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 11,5 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 76 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1,6 ngàn tỷ đồng.
Mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội và tăng lên 30% vào năm 2030.
Hãng thông tấn Anh Reuters nhấn mạnh rằng, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm trong giai đoạn 2023 - 2025 và tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á - vốn là một khu vực có Internet phát triển nhanh nhất thế giới.
Tờ The Star có bài viết với nhan đề "Việt Nam vẫn là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất". Tờ báo này phân tích, thanh toán kỹ thuật số sẽ tăng tốc khi ngân hàng trung ương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, đầu tư của các ngân hàng cũng như việc sử dụng rộng rãi và phổ biến mã QR tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam cũng như thanh toán giữa các nước trong khu vực.
"Nếu đồng tiền Việt Nam có thể sử dụng tại Thái Lan, Indonesia và ngược lại thông qua mã QR, thì sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Thứ hai, vì không cần khâu trung gian, nên chi phí giảm đi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thực hiện trao đổi sản phẩm trong ASEAN", ông Bernardino Moningka Vega, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (ASEAN BAC), cho biết.
"Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số của Việt Nam là một ví dụ điển hình. Các công ty Nhật Bản muốn góp vốn và công nghệ trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ đó là sự hợp tác tốt. Hơn nữa, Việt Nam là một thị trường kinh tế số tăng trưởng nhanh, với quy mô dân số 100 triệu người, đó là tiềm năng lớn", GS. Ryo Ikebe, Đại học Senshu, Nhật Bản, nhận định.
Mạng lưới kiến thức và tin tức Ấn Độ (KNN) nhấn mạnh kinh tế số của Việt Nam được dự báo tăng trưởng từ 30 tỷ USD trong năm nay lên khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025, nhờ thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Không gian mới, cơ hội mới cho kinh tế số Việt Nam
Đám mây Internet kiến tạo mô hình mới, thúc đẩy hoạt động kinh doanh
Khi nói tới việc chuyển toàn bộ mô hình kinh doanh hay hoạt động của doanh nghiệp lên một môi trường mới, nhiều người lo ngại về chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, khi Internet đủ mạnh và độ phủ rộng, công nghệ điện toán đám mây chính là lời giải cho lo lắng của nhiều người. Chi phí rẻ hơn, thời gian triển khai nhanh hơn, không đòi hỏi bổ sung nhân sự, đó chính là lợi thế của công nghệ này.
Hơn 1 năm trở lại đây, nhà xe đã ứng dụng hệ thống nền tảng đặt xe trực tuyến. Việc này giúp tiết giảm được một phần nhân sự, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ hành khách. Khi xe rời bến, tỷ lệ lấp đầy ghế trống cũng cao hơn, khách hàng cũng đến theo lịch hẹn mà không phải chờ đợi.
"Nhu cầu của người ta là muốn khi đặt vé thì phải chắc chắn, vì thế phải chuyển khoản và đặt vé qua app. Khi đã chuyển khoản thì doanh nghiệp không lo đi hay không đi, hủy hay không hủy. Doanh nghiệp và khách hàng đều đảm bảo lịch trình không thay đổi, từ đó sắp xếp phương tiện vận chuyển cho phù hợp"
Việc đưa hệ thống đặt vé, dữ liệu, thông tin lên Internet, lưu trữ và vận hành trực tuyến không chỉ giúp vận hành tốt hơn, mà còn cho phép mở rộng kinh doanh từ xa, giảm đáng kể áp lực lên phòng vé và bộ phận đối soát thông tin.
"Nhìn chung, với mô hình này, khách hàng chỉ phải chi trả theo nhu cầu, mở rộng theo nhu cầu mức tiền tương ứng với các tài nguyên mà họ sử dụng, làm giảm đáng kể chi phí đầu tư của doanh nghiệp và cải thiện hiệu năng của hạ tầng công nghệ. Công nghệ điện toán đám mây này cũng giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các nền tảng dịch vụ, giải pháp bảo mật mới nhất, hiện đại nhất tương tự như các công ty lớn trên thế giới ngay từ khi bắt đầu thành lập, giúp giảm đáng kể rào cản và chi phí đổi mới kinh doanh"
Nhu cầu đổi mới mô hình kinh doanh thông qua Internet đã giúp quy mô thị trường điện toán đám mây Việt Nam đạt 400 triệu USD và dự kiến vượt mốc 1 tỷ USD trong 2 năm tới.
Chuyển đổi số: Quan trọng nhất là yếu tố con người
Nhiều chuyên gia chuyển đổi số hàng đầu thế giới nhận định, Việt Nam có mạng lưới Internet phủ rộng, có một hạ tầng số sẵn sàng, nhưng giống như mọi quốc gia khác, khó khăn nhất khi chuyển đổi số lại là chuyển đổi con người. Vì vậy chỉ cần tạo ra được động lực tự thân và sự sẵn sàng trong mỗi người, tiềm năng này sẽ thực sự được khai phá.
Các chuyên gia cho hay: "Trong chuyển đổi số, số là điều kiện và chuyển đổi là động lực. Chuyển đổi quan trọng nhất là chuyển đổi con người. Nền kinh tế sẽ cất cánh khi sự sức ỳ của mỗi người được loại bỏ. Việc của mỗi chúng ta là sử dụng chuyển đổi số để loại bỏ lực cản và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, dễ dàng, tiện ích hơn. Khi nhìn vào Việt Nam, bạn thấy những lực cản này hoàn toàn có thể thay đổi và chỉ cần bạn sẵn sàng chuyển đổi, mọi việc sẽ đơn giản hơn"
Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP Việt Nam hiện nay vào khoảng 15%. Với các điều kiện tăng trưởng như hiện nay, hầu hết các chuyên gia đánh giá mục tiêu 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030 là hoàn toàn khả thi.
Một ví dụ tại các doanh nghiệp Việt, thị trường trong nước, PGT Holdings hợp tác cùng IT-Communications Việt Nam.
Cụ thể, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-Communications Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
IT-Communications Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-Communications Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.
Thêm vào đó đặc biệt phải kể tới, Công ty Cổ phần PGT SOLUSTIONS là công ty con thuộc PGT Holdings. PGTS hoạt động chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và cung ứng nguồn lao động, với bộ phận nhân sự làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
PGT SOLUSTIONS hiện đang xây dựng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
PGT Holdings cùng các công ty con và công ty liên kết đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Khép lại phiên giao dịch ngày 29/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.