Cơ hội nào cho thị trường “đầu tư đầy rủi ro” vào những tháng cuối năm?
Đồng Bitcoin vừa ghi nhận quý giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm qua khi các NHTW hàng loạt vụ đổ vỡ của các ông lớn tiền mã hóa gây hoang mang cho nhà đầu tư.
Thị trường tiền mã hóa thị trường "đầu tư đầy rủi ro" đang lao dốc
Trong quý 2/2022, giá Bitcoin giảm 58% xuống mức quanh 19,000 USD vào ngày 30/6. Đây là quý giảm mạnh nhất kể từ quý 3/2011 khi Bitcoin vẫn còn non trẻ.
Trong thập kỷ qua, thị trường tiền ảo thăng giáng đột ngột với vốn hóa tăng lên mức kỷ lục mọi thời đại 3,000 tỷ USD vào tháng 11/2021 khi được tiếp nhận rộng rãi và mức lãi suất siêu thấp trong đại dịch.
Tuy nhiên, thị trường lần này xảy ra trong bối những nhà đầu tư dùng đòn bẩy lao đao và việc siết chặt giám sát của nhà chức trách khi mà nhiều ngân hàng trung ương hiện tại xem tiền mã hóa như một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính.
Hiện tại, tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền ảo chỉ ở mức khoảng 900 tỷ USD sau khi trải một quý với loạt biến động lớn như sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra hay nhiều công ty tiền mã hóa đứng trước bờ vực vỡ nợ.
Thậm chí một số công ty tiền ảo nhận được vốn đầu tư dồi dào nhất cũng thông báo sa thải hàng loạt nhân viên. Đồng Bitcoin, tiền ảo lớn nhất thị trường, đang dao động quanh 20,000 USD trong vài tuần qua.
Trong ngày 30/06, giá tiền mã hóa này tiếp tục giảm mạnh hơn 6% xuống dưới mốc 19,000 USD lần thứ hai trong vòng 2 tuần qua. Các đồng tiền ảo thay thế thậm chí mất giá mạnh hơn, với đồng Avalanche và Polygon đều giảm giá hơn 10%.
Hàng loạt tin xấu gần đây báo hiệu cho một làn sóng chỉ trích trên diện rộng đối với những người ủng hộ việc đầu cơ thiếu kiểm soát vào tiền mã hóa. Nỗi ám ảnh về đòn bẩy đang là trọng tâm của vấn đề này, khi cả các công ty cho vay và quỹ đầu cơ đều đang hứng chịu chỉ trích vì biến tài sản của khách hàng thành khoản cược càng rủi ro hơn.
Dự báo của Bank of America đầu tuần này khá bi quan. Các nhà phân tích dẫn số liệu cho thấy người Mỹ ngày càng lo ngại về thị trường tiền mã hóa. Số người dùng tiền số hàng tháng giảm từ đỉnh 1 triệu người tháng 11/2021 xuống còn chưa đầy 500,000 hồi tháng 5.
Top 10 đồng tiền mã hóa lớn nhất.
Dù vậy với sự ảm đạm hiện tại, một số nhà phân tích cho rằng đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy thị trường sắp chạm đáy. Các chiến nhận định việc giảm đòn bẩy vào thị trường tiền ảo mạnh mẽ trong vài tháng qua có thể sẽ không tiếp diễn thời gian tới. Nhóm này chỉ ra rằng hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm vẫn "tiếp diễn với tốc độ lành mạnh trong tháng 5 và tháng 6".
"Bitcoin đã thành công trong hơn chục năm qua, khi chạm đáy theo chu kỳ sau mỗi 90 tuần. Mức đáy của chu kỳ này đã cận kề rồi và nhà đầu tư nên cảnh giác trong tháng 7 để tìm điểm mua thấp, đón đầu sự phục hồi lành mạnh".
Sự kỳ vọng của các nhà đầu tư
Nhiều người ủng hộ Bitcoin vẫn chờ một đợt hồi sinh nữa và đang mua vào bắt đáy. MicroStrategy đã mua thêm 480 Bitcoin với giá khoảng 10 triệu USD, nâng tổng giá trị số Bitcoin công ty này nắm giữ lên 4 tỷ USD.
Quỹ tiền ảo Three Arrows Capital vỡ nợ, Bitcoin lao về 19,000 USD
Thị trường tiền mã hóa bất ngờ lao dốc mạnh sau khi quỹ đầu tư tiền ảo Three Arrows Capital vỡ nợ.
Tính tới sáng ngày 02/07, Bitcoin đang dao động quanh 19,200 USD, giảm gần 10% so với cách đây 7 ngày. Trong khi đó, Ethereum – đồng tiền ảo lớn thứ hai – giảm 13% trong tuần qua, xuống mức 1,060 USD. So với mức kỷ lục, cả hai đồng tiền này đều đã giảm 70-80%.
Theo nguồn tin riêng của Sky News, một tòa án tại vùng lãnh thổ Quần đảo Virgin thuộc Anh đã ra lệnh cho Teneo Restructuring, một công ty chuyên xử lý tài sản doanh nghiệp, giải quyết vụ việc Three Arrows Capital mất khả năng thanh toán.
Trước đó, nền tảng cho vay Voyager Digital đã cho biết Three Arrows Capital đang nợ công ty nêu trên 15,250 BTC và 350 triệu USDC. Tổng giá trị của khoản vay vào khoảng 672 triệu USD. Tuy nhiên, phía Three Arrows Capital đã không phản hồi yêu cầu thanh toán của Voyager gần đây. Hạn chót trả nợ của tổ chức đầu tư là ngày 27/06, nhưng họ không thể giải quyết. Do đó, phía Voyager Digital thông báo Three Arrows Capital chính thức vỡ nợ, buộc nền tảng thanh lý tài sản thế chấp.
Việc Three Arrows Capital không trả nợ đúng hạn cùng sự đi xuống của loạt tiền số gần đây khiến nền tảng Voyager Digital gặp khó khăn về nguồn tiền. Trước đó, nền tảng này đã phải vay gấp 485 triệu USD từ Alameda Research để khắc phục vấn đề.
Three Arrow Capital được thành lập từ 2012, từng tập trung vào việc đầu tư truyền thống trước khi chuyển dịch sang tiền số những năm gần đây. Su Zhu và Kyle Davies được biết đến là hai người sáng lập tổ chức này. Three Arrows Capital là một trong những quỹ đầu tư tiền số lớn trên thị trường, bên cạnh Alameda Research, Binance Labs, a16z, Jump Crypto.
Ngoài ra, Three Arrows Capital là một trong các bên chịu thiệt hại lớn từ cú sập LUNA. Quỹ này được phát hiện đã thế chấp tài sản số, đi vay nhiều tiền từ các nền tảng khác. Do đó, việc Three Arrows Capital mất khả năng trả nợ, bị thanh lý tài sản tạo ra phản ứng dây chuyền, khiến nhiều giao thức khó khăn.
Quay lại với TTCK Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam đã đến lúc bắt đáy?
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/7/2022, VN-Index tăng 16,87 điểm (1,47%) lên 1.166,48 điểm, VN30-Index tăng 17,29 điểm (1,43%) đạt 1.229,23 điểm, UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (0,15%) xuống 86,09 điểm.
Tác động từ thị trường quốc tế
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát hành thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá năm 2022, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp và không thuận lợi như năm 2021 - một năm bùng nổ của thị trường chứng khoán.
Cụ thể, bà Bình chỉ ra thị trường Việt Nam đã giảm tương đối mạnh sau khi đợt tăng trưởng thời điểm đầu năm 2022. Theo đó, mức thanh khoản có xu hướng đi xuống, giá trị giao dịch bình quân trong tháng Năm đạt khoảng 17.773 tỷ đồng/phiên (giảm 32% so với tháng Tư) song thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.
Trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước có tâm lý e ngại, chuyển sang quan sát diễn biến giao dịch thì các nhà đầu tư nước ngoài có động thái mua ròng trở lại. Tính từ đầu năm đến ngày 15/6, khối ngoại đã tích lũy 2.193 tỷ đồng.
Về dự báo triển vọng, bà Bình cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, tình hình kinh tế - chính trị quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như căng thẳng giữa Nga và Ukraine, hay chính sách phong tỏa nghiêm ngặt nhằm đối phó với COVID-19 của Trung Quốc hoặc động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá trên thế giới đang làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Gần đây nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 chỉ đạt 3,6% và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo ở mức 2,9%.
"Bên cạnh đó, các yếu tố giá lương thực, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt vẫn tăng cao. Điều này tác động tiêu cực đến chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp đồng thời làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam,"
Nắm bắt được những có hội trong tương lai cả về thị trường chứng khoán và thị trường mã hóa, PGT Holdings (HNX: PGT) đang ấp ủ những dự án mới sẽ được bật mí sớm nhất tới các nhà đầu tư.
PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những việc triển khai những dự mới cần có những con số cụ thể, những chiến lược bám sát với thực trạng. Từ đó các nhà đầu tư so sánh và nhận định, đó chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kỳ vọng, giải ngân của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng nỗ lực nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.
Khép lại phiên giao dịch ngày 7/7/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 5,900 VNĐ (mức giá tại tham chiếu ngày 6/7).
Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh này.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP 6,6% trong năm 2025, nằm trong nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất châu Á.