Có một sự phân biệt trong "giá trị Mỹ"!
Nước Mỹ hiện tại đang tồn tại một sự thật, “có những người quá giàu để chết và những người khác quá nghèo để sống”.
Hoa Kỳ đã vượt qua 133.000 ca tử vong do COVID-19, với 2,3 triệu xét nghiệm dương tính.mặc dù con số thực sự có thể không bao giờ được biết đến. Các tiểu bang trên khắp đất nước này đang bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội ngay cả khi các trường hợp lây lan đang tăng mạnh.
Người biểu tình ở Mỹ đòi mở cửa nước này trong thời điểm COVID-19 vẫn còn đang tăng mạnh. Ảnh Reuters.
COVID-19 đã thay đổi cuộc sống và giá trị cốt lõi của nước Mỹ như thế nào? Một cuộc sống có thể có giá bao nhiêu ở một đất nước có biểu tượng là con đại bàng và nhà chọc trời? Đó là một câu hỏi khó trả lời. Giá trị của cuộc sống nơi đây được tính bằng các loại tiền tệ khác nhau. Một số loại tiền tệ đã nhanh chóng giảm giá trị trong khi những loại khác lại tăng mạnh.
Giá trị cuộc sống của mỗi công dân Mỹ cũng khác nhau, một công nhân "lò mổ" khác với một người làm văn phòng, một nông dân trồng đậu tương khác với một chính khách. Nhưng tựu chung lại, dường như tất cả đều mong manh trước COVID-19!
Theo Kant, một triết gia vĩ đại của nước Đức, người có ảnh hưởng to lớn đến Kỷ nguyên khai sáng trong triết học đã nói rằng “giá trị cuộc sống con người là trên tất cả”, theo một nghĩa nào đó, mỗi chúng ta đều có giá trị vô hạn, không thể so sánh được.
Tuy nhiên, có một điều siêu thực là khá nhiều người Mỹ luôn cho rằng cuộc sống của họ “đáng giá” hơn cuộc sống của những người không phải là người Mỹ. Tướng William Westmoreland, một chỉ huy hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong cuộc chiến sa lầy của nước Mỹ nơi đây đã nói ra điều này như thể là một lời tự nhận.
Tướng William Westmoreland, đã nói những lời này vào năm 1973. Thời điểm ông từng là chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ tại Việt Nam. Đó là một thời gian, giống như ngày nay, khi cuộc sống của người Mỹ dường như chỉ có một lần và cuộc sống của dân nghèo nước Mỹ và người da đen đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử.
Chúng ta đã quen nghe những câu chuyện tin tức nêu bật những bi kịch xảy ra ở nước Mỹ với những cuộc tàn sát từng xảy ra cho những người không phải người Mỹ. Điều này cho thấy một nước Mỹ “cực đoan”, một nước Mỹ chưa bao giờ được coi là “bình đẳng hay tự do” như lời Abraham Lincohn từng nói.
Biểu tình, cướp bóc, bạo lực đang làm xói mòn tư tưởng và giá trị Mỹ.
Dường như luôn có một sự “bấp bênh” trong cuộc sống ở Mỹ, hàng năm có tới hơn 30.000 người chết vì thiếu bảo hiểm y tế, một con số không nhỏ khác chết trong mười hai tháng do bạo lực súng đạn. Nhưng những cái chết đó lại là ''giá trị'' của quyền buôn bán hoặc quyền tự do của các nhà tư sản kinh doanh và kiếm được hàng tỷ USD lợi nhuận từ chúng.
COVID-19 chỉ là cái hố sâu mới nhất mà người Mỹ có thể tự ném vào. Giống như súng, sự bóc lột và việc chăm sóc y tế đậm màu kinh tế, nó tham gia vào một chuỗi dài những “vết nứt đẫm máu” kéo dài hàng trăm năm, tất cả đều đã và đang quay trở lại như vốn đã xảy ra!?
Những con số thống kê cho thấy rằng người Mỹ đã chết trong đại dịch COVID-19 chỉ là không may mắn. Như một khẩu hiệu tại một cuộc biểu tình chống phong tỏa - ''hy sinh kẻ yếu''. Đã có một con số thống kê số ca tử vong ghê gớm ở nước này nhưng vẫn còn 320 triệu người Mỹ! Một con số lớn đến mức 133.000 người chết có thể chỉ là một lỗi làm tròn số liệu thống kê. Đó là chỉ duy nhất. 0,32% dân số Hoa Kỳ.
Khoảng một phần ba số người chết là người Mỹ da đen - họ chỉ chiếm 13% dân số Mỹ. Một lý do mà các chuyên gia tin rằng, người Mỹ da đen chết nhiều là do họ đang phải làm các công việc không cho phép thực hiện giãn cách xã hội và thiếu khả năng tiếp cận với dịch chăm sóc sức khỏe có chất lượng.
Đáng nói, xu hướng này có khả năng tiếp tục. Người Mỹ da đen đang tuyệt vọng với công việc, họ sẽ phải nhận bất kỳ công việc nào họ có thể tìm thấy, ngay cả khi điều đó có nghĩa là mạo hiểm cuộc sống của họ.
Theo các chuyên gia phân tích, điều đó có thể dẫn đến sự gia tăng rối loạn dân sự và bạo lực. Đất nước này có thể sẽ tách thành một hệ thống đẳng cấp: “những người quá giàu để chết và những người khác quá nghèo để sống”. Về lâu dài, điều đó có thể khiến nước Mỹ càng ngày càng chìm sâu trong sự phân biệt về giai cấp và chủng tộc.
Liệu nước Mỹ hiện nay sẽ trở nên giống như Tổng thống Abraham Lincoln đã từng nói: "Đất nước chúng ta sẽ trở thành một thực thể thống nhất, tự do, bình đẳng và bác ái". Hay sẽ như lời một học giả từng nói, Mỹ có thể trở thành một nền dân chủ "rỗng ruột", nơi mà một nhóm thiểu số thống trị phần còn lại?
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.