Có nên đầu tư dài hạn cổ phiếu FCN?
Trong nhiều phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu FCN của Công ty Cổ phần FECON (HOSE: FCN) đã có những diễn biến tích cực.
Cổ phiếu FCN tiếp tục tăng từ vùng đáy với thanh khoản giao dịch ngày càng được cải thiện.
Theo các chuyên gia tài chính, FCN có các chỉ số tài chính tương đối tích cực. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều duyệt cho FCN các khoản vay dựa trên các chỉ số tài chính và tình hình kinh doanh khá hiệu quả của doanh nghiệp này trong các năm gần đây.
Mới đây tại ĐHĐCĐ, Ban Lãnh đạo FCN đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 29,4% và lãi ròng đạt 233 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2019. Ngoài ra, FCN cũng điều chỉnh kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cho các năm tiếp theo.
Năm 2019, FCN ký kết được xấp xỉ 4.200 tỷ đồng giá trị các gói thầu, tăng 10% so với năm 2018. Công ty đang hướng đến tìm kiếm các gói thầu ở nước ngoài như Myanmar, Philippines với biên lãi gộp ở mức 15- 20%, cao hơn các dự án trong nước. FCN kỳ vọng đạt được tối thiểu 40 triệu USD doanh số từ hai thị trường này trong năm 2020. Đồng thời, FCN tiếp tục nghiên cứu triển khai 3 dự án điện gió, vốn đang nhận được nhiều ưu đãi chính sách của Bộ Công thương.
Dù các hoạt động sản xuất kinh doanh của FCN vẫn chịu tác động của đại dịch COVID-19, nhưng việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công để kích thích tăng trưởng kinh tế sẽ giúp FCN có thêm nguồn việc mới và tăng trưởng trở lại trong năm 2021.
Theo ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FCN, doanh nghiệp này xác định sẽ tập trung xây dựng và phát triển các dự án theo hình thức tổng thầu (EPC). Cùng với các mảng đầu tư vào hạ tầng giao thông, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, FCN sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị và khu công nghiệp.
Tại ĐHĐCĐ, các cổ đông đã thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu của công ty là 100% vốn điều lệ. Cổ tức năm 2019 tỷ lệ 10%, chia đều cho tiền mặt và cổ phiếu.
Trong 2 tháng gần đây, cổ phiếu FCN cũng đã có mức tăng từ vùng đáy lên tới giá 10.800 đồng/cổ phiếu và chốt cuối tháng 6/2020 tại mức 9.800 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cổ phiếu từ mấy trăm ngàn một phiên, đã tăng vọt lên gần 1- 2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên. Điều này cho thấy cổ phiếu FCN tiếp tục được sự quan tâm và đón nhận của giới đầu tư…
Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ báo xu hướng hiện đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của cổ phiếu FCN. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FCN nằm tại vùng giá 9.000đ/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại ngưỡng 14.000đ/cp, cắt lỗ nếu vùng giá xung quanh 8.000đ/cp bị xuyên thủng...
"Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể đối mặt rủi ro nếu đầu tư cổ phiếu FCN, nên cần chờ giao dịch ổn định trở lại để tham gia. Với nhà đầu tư dài hạn, vùng giá hiện tại của FCN đang cân bằng trở lại có thể là thời điểm bắt đầu mua gom với tỷ trọng vừa phải, chờ đợi các diễn biến mới từ tình hình sản xuất kinh doanh của FCN để tiếp tục mua vào", BSC khuyến nghị.
Hà PhươngĐiều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; 3 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ 25/12/2024; Quy định mới về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại,… là một số chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 12/2024.