Cổ phần hóa DN Nhà nước, “Nấc Thang” để DN phát triển bền vững
Kết phiên giao dịch ngày 9/12/2022, VN-Index tăng 1,28 điểm lên 1051,81 điểm; toàn sàn có 221 mã tăng, 215 mã giảm và 60 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,63 điểm lên 217 điểm; toàn sàn có 78 mã tăng, 99 mã giảm và 54 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 0,02 điểm xuống 71,6 điểm; toàn sàn có 190 mã tăng, 145 mã giảm và 103 mã đứng giá.
Về giá trị giao dịch đạt gần 16.000 tỷ đồng, riêng sàn HOSE tương ứng gần 13,000 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 446.94 tỷ trên sàn HoSE.
Ngày 29-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 1479/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, sẽ duy trì 195 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giai đoạn 2022-2025 (danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022-2025).
Quay trở lại với cố phần hóa giai đoạn năm 2016 - 2020
Nhiều nút thắt về chính sách đang chờ tháo gỡ, đặc biệt là việc xác định giá trị đất đai và thẩm định giá trị doanh nghiệp. Đây cũng là những vấn đề mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến của các bộ ngành và doanh nghiệp để tìm giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt 34%. Riêng năm 2021 chỉ cổ phần hóa được 3 doanh nghiệp, còn thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không đạt kế hoạch đề ra.
Đại diện nhiều doanh nghiệp, bộ ngành và các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính gây ách tắc là do chưa có cơ chế và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất một cách chính xác.
Ngoài ra, cổ phần hóa thời gian qua chậm chủ yếu là do vướng mắc trong việc định giá tài sản của doanh nghiệp Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, việc định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế gây nên gây thất thoát tài sản, nhiều vụ việc đã bị xử lý hình sự.
Mặt khác, những nhận thức khác nhau về xác định giá trị lợi thế, giá trị đất đai, giá trị lịch sử - văn hóa hay những tồn tại trong sắp xếp đất đai cũng gây ra sự chậm trễ.
"Sau này Bộ Tài chính sẽ tiếp tục có những tọa đàm về những vấn đề cụ thể hơn để đưa ra những giải pháp căn cơ và minh bạch để doanh nghiệp làm mà thấy rõ không sai, không sợ trách nhiệm. Thứ hai xem khâu xác định giá trị doanh nghiệp còn những gì chưa đúng chưa sát thực thì rà soát lại hòan thiện thể chế theo hướng cơ chế thị trường công khai minh bạch", ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho hay.
Bộ Tài chính sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp và phối hợp với các bộ ngành để trình Chính phủ, các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.
Thoái vốn nhà nước tại 141 doanh nghiệp giai đoạn năm 2022 - 2025
Quyết định của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp này chững lại sau thời gian chịu tác động từ dịch COVID-19.
Thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thoái vốn 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025; giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại 126 doanh nghiệp. 21 doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, nhà nước sẽ giữ nguyên phần vốn tại 126 doanh nghiệp; duy trì vốn tại 195 công ty TNHH MTV đến năm 2025, đồng thời sẽ thoái vốn tại 141 doanh nghiệp, cổ phần hoá 19 doanh nghiệp và sắp xếp lại 5 đơn vị.
Số liệu của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết có 180 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá giai đoạn 2016 - 2020, với quy mô vốn nhà nước được xác định lại tăng hơn 23% so với giai đoạn 2011 - 2015.
Số doanh nghiệp này đã thoái được trên 27.310 tỷ đồng, thu về gần 177.400 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chững lại trong 3 năm gần dây.
Bộ Tài chính cho biết, lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái được gần 527 tỷ đồng, thu về xấp xỉ 3,362 tỷ đồng. Trong đó, SCIC đã bán vốn tại 19 doanh nghiệp với giá trị gần 212 tỷ đồng, thu về 796,5 tỷ; còn lại là vốn thoái tại các công ty con thuộc MobiFone, Tập đoàn Hoá chất...
Cũng theo quyết định này, 21 doanh nghiệp nhà nước, có vốn nhà nước sẽ được sắp xếp theo phương án riêng trong giai đoạn tới.
Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Y tế, UBND TP HCM, UBND tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp không thuộc diện chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)... sẽ sắp xếp, cơ cấu lại theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Trường hợp doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án thoái vốn, cổ phần hoá trước thời điểm 29/11 năm nay, cơ quan đại diện chủ sở hữu điều chỉnh lại tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ khi xây dựng phương án theo Kế hoạch sắp xếp lại giai đoạn 2022 - 2025, báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính.
Với doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá, thoái vốn thì thực hiện theo phương án đã được duyệt và tiếp tục lập phương án để thoái vốn theo tỷ lệ quy định.
Doanh nghiệp "phất lên" từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
PGT Holdings có một xuất phát điểm là tiền thân của Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Với định hướng của Ban quản trị mới, năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
PGT Holdings_doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững
Phát triển bền vững đang là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các dự án hợp tác phát triển khác nhau được triển khai tại Việt Nam, Myanmar và Nhật Bản. PGT Holding đã tìm ra cách tiếp cận tích hợp mới nhằm hỗ trợ các đối tác các bên liên quan chính cải thiện năng suất, điều kiện làm việc và quan hệ lao động. Nhằm gắn kết mối quan hệ hợp tác dài lâu hơn. Thông qua những bước đi đúng đắn song song cùng việc hiện mục tiêu phát triển bền vững PGT đã vượt qua thách thức.
Các dự án hợp tác vô cùng khả quan của PGT Holdings
CTCP PGT Holdings ký kết hợp đồng với CT TNHH IT-Communications Việt Nam
Sự kiện PGT HOLDINGS đã ký kết hợp tác chiến lược với IT-Communications Việt Nam như một nền tảng vững chắc trong hoạt động số 4.0 của PGT Holdings. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đa quốc gia hệ thống Call Center của IT-Communications Việt Nam sẽ được sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh trong nước và nước ngoài của các công ty khách hàng.
Thông qua sự hợp tác của hai công ty, bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách đẩy mạnh kinh doanh và dịch vụ khách hàng hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên.
PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow".
Cụ thể, PGT Holdings bắt tay hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.
Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
PGT Holdings hợp tác cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.
PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Trong tháng 10/2022, PGT Holdings thông báo 1 dự án đang hợp tác cùng SoftBank Group Corp._(Tập đoàn SoftBank), về dịch vụ "Musubu Connect".
"Musubu Connect" cung cấp hỗ trợ kho ứng dụng cho người lao động nước ngoài đến sinh sống và học tập tại Nhật Bản đối với các công ty sử dụng người nước ngoài như thực tập sinh kỹ năng.. Dịch vụ như công cụ học tiếng Nhật/cẩm nang sinh hoạt, hỗ trơ khám bệnh, tin tức thiên tai và chuyển tiền quốc tế, đồng thời giúp cho những người lao động nước ngoài gặp khó khăn trong giao tiếp và thu thập thông tin bằng tiếng Nhật thuận tiện hơn. Ứng dụng này còn là công cụ hỗ trợ tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Indonesia, tiếng Anh, v.v. Ngoài ra, "Musubu Connect" được cung cấp cả bộ bằng cách cài đặt sẵn có trên điện thoại thông minh.
Với lần hợp tác này, thông qua "Musubu Connect", Công ty CP SoftBank & Công ty CP PGT JAPAN (Công ty con của PGT Holdings) mong muốn đóng góp vào sự tự lập của người lao động nước ngoài, một môi trường sống và làm việc an toàn và đảm bảo, giảm gánh nặng cho các công ty tiếp nhận và giảm thiểu vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ở Nhật Bản.
Ngày 5/11/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, CTCP PGT Holdings đã chính thức có buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng hân hạnh khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.
Được biết dự án này này trong bước đi chiến lược của PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.
Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.
Liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số: Để tạo lập và quản lý hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 9/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.