Hàng loạt cổ phiếu bất động sản giảm sàn “trắng bên mua”, VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:28 AM 13/01/2022

Hàng loạt cổ phiếu như CEO, CII, DIG, DXG, FCN, HBC, HQC, NBB, LDG, SCR, VPH, PHC…đều giảm sàn "trắng bên mua", đây là tình cảnh trái ngược hoàn toàn so với cách đây ít ngày khi các mã trên đồng loạt tăng trần.

Phiên giao dịch chiều diễn ra với áp lực bán tăng mạnh, đặc biệt tại các cổ phiếu "nóng" như bất động sản, xây dựng. Hàng loạt cổ phiếu như CEO, CII, DIG, DXG, FCN, HBC, HQC, NBB, LDG, SCR, VPH, PHC…đều giảm sàn "trắng bên mua", đây là tình cảnh trái ngược hoàn toàn so với cách đây ít ngày khi các mã trên đồng loạt tăng trần.

Nhóm FLC cũng tiếp tục giảm sàn mất thanh khoản với dư bán sàn hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu cổ phiếu.

Trong khi đó, nhóm Chứng khoán cũng có giao dịch kém tích cực với nhiều mã giảm sâu như VND, VCI, AGR, CTS, HCM, MBS, SHS, SSI, VND…Tương tự, các cổ phiếu dầu khí GAS, PVB, PVC, PVD, PVS, PVT, BSR, POW…cũng đồng loạt giảm sâu trong phiên chiều.

Chiều ngược lại, nhóm ngân hàng là điểm sáng trong phiên hôm nay khi thu hút dòng tiền khá tốt. Dù cũng chịu áp lực điều chỉnh chung từ thị trường nhưng hầu hết đều giữ được sắc xanh tăng điểm như ACB, BID, CTG, MBB, VCB, KLB, TCB, LPB, SHB,…Trong đó, BID là cái tên nổi bật nhất khi tăng 4,4% lên 44.000 đồng và là mã có tác động tích cực nhất tới thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 14,46 điểm (0,96%) xuống 1.496,05 điểm; HNX-Index giảm 2,71% xuống 460,83 điểm và Upcom-Index giảm 1,33% xuống 112,67 điểm. Thanh khoản toàn thị trường giảm nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 36.000 tỷ đồng.

Số mã giảm trên cả 3 sàn lên tới 756 mã, trong đó có 143 mã giảm sàn, áp đảo hoàn toàn so với con số 333 mã tăng điểm.

Giao dịch khối ngoại cũng không mấy tích cực khi họ quay đầu bán ròng 120 tỷ đồng trên HoSE, lực bán tập trung vào VRE (-126 tỷ đồng), NVL (-61 tỷ đồng), GEX (-45 tỷ đồng)…

============================================

Phiên giao dịch chiều diễn ra với áp lực bán mạnh và có lúc VN-Index mất hơn 10 điểm. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản, xây dựng giảm sàn "trắng bên mua", có thể kể tới CEO, CII, DIG, DXG, FCN, VPH, PHC, DPG, L14…

Trong khi đó, các cổ phiếu "họ FLC" vẫn chưa có tín hiệu nào khả quan hơn khi tiếp tục dư bán sàn hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu cổ phiếu.

Chiều ngược lại, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào các cổ phiếu Bluechips, nổi bật là nhóm ngân hàng giúp nhiều mã tăng khá tốt như BID, CTG, VCB, MBB, VPB, TCB, STB…Trong đó, BID có phiên tăng kịch trần lên 45.100 đồng.

Tại thời điểm 14h20’, chỉ số VN-Index giảm 5,12 điểm (0,33%) xuống 1.505,46 điểm, trong đó có tới 336 mã giảm sàn, bao gồm 60 mã giảm sàn, áp đảo hoàn toàn so với 142 mã tăng điểm.

===================================

Phiên giao dịch 13/1 diễn ra với sự xoay chuyển dòng tiền ngay từ những phút mở cửa. Nhóm Bất động sản, xây dựng sau giai đoạn tăng "nóng" đã chịu áp lực chốt lời mạnh, nhiều mã giảm sàn "trắng bên mua" như CEO, CII, DIG, FCN, FLC, ITA, LDG, NBB, QCG, ROS, PHC…

Trong đó, hầu hết cổ phiếu "họ FLC" đều giảm sàn trắng bên mua với dư bán sàn hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu cổ phiếu sau những lùm xùm giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết gần đây.

Ở chiều ngược lại, dòng tiền đảo chiều sang nhóm Bank, đây là nhóm đã có giai đoạn tích lũy nhiều tháng qua. Các cổ phiếu như BID, ACB, MBB, TCB, VPB, STB, CTG, EIB, VCB…đều đồng loạt tăng mạnh, thậm chí BID tăng trần.

Diễn biến tương tự, nhóm dầu khí cũng thu hút dòng tiền khá tốt với GAS, PVC, PVD, PVS, PVG, BSR, OIL…tăng điểm.

Ở nhóm Bluechips, nhiều cổ phiếu lớn như BVH, FPT, HPG, MSN, REE,…cũng tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc, dù số mã giảm trên toàn thị trường đang chiếm ưu thế.

Tại thời điểm 10h45’, chỉ số VN-Index tăng 4,79 điểm (0,32%) lên 1.515,08 điểm; trong khi HNX-Index giảm 0,56% xuống 470,9 điểm và UPCom-Index giảm 0,19% xuống 113,97 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 18.000 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, họ đang bán ròng 135 tỷ đồng trên sàn HOSE, lực bán tập trung vào GEX, VRE, FUEVFVND…

Bảo Sơn
Ý kiến của bạn
Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng lên 10,5% Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng lên 10,5%

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng nhằm cập nhật các quy định mới tại Chuẩn mực Basel III và phù hợp với đặc thù hoạt động của ngân hàng Việt Nam.